Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Sơn La: Hiệu quả của Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở

Thanh Hoài - 08:05, 19/12/2022

Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 đã tác động làm thay đổi nhận thức của hòa giải viên, từ đó tác động đến công tác hòa giải ở cơ sở.

Đoàn Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở làm việc tại tại UBND huyện Sông Mã
Đoàn Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở làm việc tại tại UBND huyện Sông Mã

Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhận thức của hòa giải viên và công tác hòa giải ở cơ sở đã có những thay đổi tích cực. Tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; việc lựa chọn, giới thiệu thành viên tham gia Tổ hòa giải được tiến hành trên cơ sở sự đánh giá, nhận xét về năng lực, phẩm chất, thái độ, tinh thần tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương; uy tín của cá nhân đã giúp cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở ngày càng chất lượng.

Cùng với việc thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng và khả năng truy cứu tài liệu, đội ngũ hòa giải viên ngày càng nhận thức cao hơn về kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải, ý thức nêu gương và tinh thần trách nhiệm, từ đó tạo hiệu quả cao trong công tác hòa giải cơ sở.

Bên cạnh đó, tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, ổn định; công tác hoà giải được tiến hành ngày càng có hiệu quả; tỷ lệ hoà giải thành công trong số các vụ việc phát sinh hàng năm tăng cao, góp phần ngăn chặn kịp thời các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Hoạt động hoà giải đã giúp cho công dân, tổ chức tiết kiệm được kinh phí, hạn chế việc khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền.

Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác hoà giải của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn; sự nỗ lực, cố gắng của công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là đông đảo lực lượng hoà giải viên với tinh thần tự nguyện, tích cực, chủ động đã tạo nên thành công chung cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Việc tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành và đăng tải tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho hòa giải viên trên cổng thông tin điện tử tỉnh, huyện, các phương tiện phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể về vai trò, vị trí của công tác hòa giải ở cơ sở.  

Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.