Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Sự học ở vùng biên

Hồ Lài - 09:57, 29/09/2020

Trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, các thầy, cô giáo ở vùng cao biên giới tỉnh Nghệ An vẫn đồng cam, cộng khổ “gieo chữ” cho trẻ em người DTTS.

Cô giáo Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 kiểm tra kỹ năng đọc chính tả của học sinh
Cô giáo Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 kiểm tra kỹ năng đọc chính tả của học sinh

Trên đỉnh Pha Cà Tún 

Huồi Mới là 1 trong 4 điểm trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong với 100% học sinh là người Mông. Suốt 40 năm qua, trường vẫn chỉ có các thầy giáo cắm bản. Đây là trường học nhiều “không” nhất xứ Nghệ: Không điện, không đường, không sóng điện thoại và không cô giáo (chỉ có thầy giáo), nhưng lại là điểm sáng giáo dục của cả huyện Quế Phong.

Năm học 2020 - 2021, thầy trò điểm bản Huồi Mới đón nhận nhiều cái đầu tiên. Đây là năm hoàn thành sáp nhập học sinh của 2 bản Huồi Mới 1 - Huồi Mới 2 làm một, với 86 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. 

Sau hàng chục năm thầy trò dạy học trong lớp tạm bằng gỗ thì giờ đây, điểm trường Huồi Mới đã có 5 phòng học và nhà đa chức năng bằng bê tông kiên cố. Đây cũng là lần đầu tiên, ngày khai giảng được tổ chức ở điểm trường lẻ này. Những đứa trẻ và thầy giáo đã chính thức có ngày lễ của riêng mình để bước vào năm học mới.

Thầy Thò Bá Sinh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4, chia sẻ: Năm học này, điểm Huồi Mới có 86 học sinh, từ lớp 1 - 5. Sau lễ khai giảng, có 3 em học sinh vắng học vì theo bố mẹ đi rẫy xa, không có sóng điện thoại.

Nhà trường đã giao cho giáo viên chủ nhiệm vận động để phụ huynh đưa con đến trường. Nhưng với một điểm trường lẻ, đầu năm học mới, các em đi học gần như đầy đủ thế này đã rất mừng. Những năm gần đây, cũng không còn tình trạng học sinh bỏ học ở Huồi Mới. 

Gắn bó với rẻo cao

Năm học này, cô giáo Bùi Thị Thúy đem con trai Nguyễn Tiến Minh từ huyện Diễn Châu lên học tại Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 huyện Kỳ Sơn. Đây là một quyết định không hề dễ dàng của người mẹ bởi nếu so sánh về mọi điều kiện học tập, giao tiếp, sinh hoạt thì ở quê nhà của cô hơn hẳn ngôi trường vùng cao biên giới này.

Nhớ lại những ngày đầu lên huyện miền núi xa nhất Nghệ An công tác, cô chỉ mong mình có sức trẻ, có kiến thức để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Rồi cô cũng nên duyên với anh bộ đội biên phòng ở Nậm Cắn này. Giờ đây, cô đã chọn ở lại nơi rẻo cao quanh năm sương phủ, chọn biên giới là quê hương thứ 2, chọn trở thành một người dân địa phương để tiếp tục sự nghiệp trồng người và gắn bó với trẻ vùng cao. 

Năm học này, Trường Tiểu học Nậm Cắn 1, huyện Kỳ Sơn có tổng số 40 cán bộ, giáo viên, nhưng chỉ có 10 giáo viên là người tại địa phương hoặc sinh sống gần Nậm Cắn. Còn lại đều là giáo viên ở các huyện miền xuôi lên công tác.

Dù là trường ở một xã biên giới, nhưng Trường Tiểu học Nậm Cắn 1 là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của huyện Kỳ Sơn. Tập thể giáo viên nơi đây vẫn luôn cố gắng, quyết tâm để giữ chuẩn, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho phụ huynh khi cho con đến trường.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.