Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Sức sống mới ở vùng miền núi Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 21:10, 20/01/2021

Những năm gần đây, nhờ các chương trình, chính sách ưu tiên đối với đồng bào DTTS, miền núi phát huy hiệu quả, đã tạo nên diện mạo mới cho vùng đất này.. Qua đó, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Mô hình trồng cam ở Như Xuân đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân
Mô hình trồng cam ở Như Xuân đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Có dịp đến thăm các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, sẽ cảm nhận rõ được  sự đổi thay về đời sống, kinh tế xã hội  vùng đồng bào DTTS. 

 Từng là một huyện miền núi nghèo, những năm gần đây, các cấp ủy đảng và chính quyền của huyện Như Xuân đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều đề án về giảm nghèo, phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, xác định thế mạnh về nông - lâm nghiệp, huyện Như Xuân đã truyên truyền, vận động Nhân dân triển khai chủ trương trồng rừng gỗ lớn, phát triển cây ăn quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi. 

Từ sự khích lệ của chính quyền, trên địa bàn xuất hiện hàng chục trang trại, gia trại giúp người dân thoát nghèo. Nhờ đó, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,8%, giảm 29,56% so với năm 2015. Tháng 3/2018, huyện Như Xuân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ra khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ giai đoạn 2018 - 2020.

Có nhiều lợi thế hơn các huyện miền núi khác về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, huyện Thạch Thành đã xác định, nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, những năm qua, huyện Thạch Thành đã đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bà Đỗ Thị Phiến, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thạch Thành cho biết: Để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 461/QĐ ngày 3/2/2016 về việc ban hành Đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Theo đó, huyện ưu tiên các nguồn vốn của Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng một số dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân và các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nông - lâm nghiệp. Cùng với đó là, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức đầu tư kết hợp bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Những mô hình cánh đồng mẫu lớn của huyện thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp và tạo động lực cho người dân sản xuất. Một số mô hình hiệu quả cao như cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, với tổng diện tích hơn 800 ha trên địa bàn 7 xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Vinh, Thành Trực, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thành Tân; 15 cánh đồng lớn sản xuất lúa tập trung có tổng diện tích 1.223 ha trên địa bàn 15 xã và đưa giống lúa có năng suất, chất lượng vào sản xuất kết hợp sử dụng phân viên nén chậm tan.

Mô hình trồng mía ở xã Kim Tân, huyện Thạch Thành
Mô hình trồng mía ở xã Kim Tân, huyện Thạch Thành

Theo đó, trong 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 18,40% năm 2015 xuống còn 3,76% cuối năm 2019, đến cuối năm 2020 còn 1,01%. Đây là kết quả hết sức đáng mừng đối với một huyện miền núi...

Không chỉ riêng huyện Như Xuân và Thạch Thành, những năm qua, các chương trình, chính sách của Nhà nước đã giúp đồng bào các DTTS khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa vượt qua khó khăn, cơ bản có đời sống ổn định. Chỉ tính riêng Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn vốn huy động trực tiếp thực hiện là trên 1124 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, tỉnh Thanh Hóa xây dựng được 1.206 công trình các loại (giao thông, thủy lợi, trường học...); duy tu, bảo dưỡng hơn 130 công trình các loại; thực hiện các nội dung về phát triển sản xuất, xây dựng mô hình giảm nghèo; đào tạo cán bộ, cộng đồng thôn, bản...

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành nhiều Nghị quyết kèm theo là nhiều đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên địa bàn giảm 4,62%/năm (giai đoạn 2016-2019); thu nhập bình quân hộ nghèo 18 triệu đồng/năm, cao gấp 2,19 lần cuối năm 2015; có 1/7 huyện (huyện Như Xuân) thoát khỏi diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; có 17,4% xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 8,12% thôn, bản ĐBKK vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi diện ĐBKK theo tiêu chí quy định.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.