Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Đổi thay ở Càng Long

Phương Nghi - 13:32, 03/11/2020

Huyện Càng Long (Trà Vinh) có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có 10 ấp đặc biệt khó khăn ở 3 xã Huyền Hội, Bình Phú và Phương Thạnh. Những năm qua, thực hiện Chương trình 135, bộ mặt nông thôn vùng DTTS Càng Long có nhiều thay đổi, chuyển biến rõ rệt. Đời sống người dân từng bước nâng lên.

Từ các nguồn vốn Càng Long tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn từng ngày.
Từ các nguồn vốn Càng Long tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn từng ngày.

5 năm qua (2016 - 2020), thực hiện Chương trình 135, huyện Càng Long được phân bổ hơn 8,6 tỷ đồng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh.

Chúng tôi về ấp Sóc (có 66% đồng bào dân tộc Khmer) đi trên tuyến đường giao thông nông thôn có chiều dài trên 2km nối liền ấp Sóc và ấp Giồng Bèn dẫn tới trục lộ chính được đầu tư với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135. Trước đây, khi chưa được cứng hóa, con đường này nhỏ hẹp, người dân đi lại khó khăn. Con đường hoàn thành là niềm mơ ước của người dân nơi đây. Ông Thạch Sương, ấp Sóc (xã Huyền Hội) nói: “Trước đây, đường đất đi lại khó khăn lắm. Từ ngày đường làm xong đi lại thuận tiện, dễ dàng, người dân phấn khởi lắm”.

Còn chị Thạch Thị Nương, ngụ tại ấp Sóc phấn khởi nói: Gia đình tôi đã thoát nghèo được 4 năm. Cuộc sống trước đây khó khăn lắm, vợ chồng tôi không có nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm mướn kiếm sống qua ngày. Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ 10 triệu đồng từ Dự án phát triển sản xuất trong đồng bào DTTS, tôi đầu tư nuôi bò sinh sản. Từ 1 con bò mẹ ban đầu, đến nay đàn bò của tôi có 3 con sinh sản. Lúc đầu gia đình tôi không có đất để sản xuất, nhờ nuôi bò tích lũy, đến nay tôi mua được 2 công đất để sản xuất... Hiện tại, cuộc sống của gia đình tôi khá ổn định. Hằng ngày, tôi bán rau thu nhập 100.000 - 200.000 đồng, đủ trang trải chi phí hằng ngày, các con tôi an tâm đến trường...

Bà Nguyễn Thị Út Nhất, Chủ tịch UBND xã Huyền Hội cho biết: Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống cho người dân. Hằng năm, Huyền Hội được cấp kinh phí trên 1 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất. Đến nay, cơ cấu kinh tế của xã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Xã đã xây dựng thành công mô hình cánh đồng lớn 400ha; kết cấu hạ tầng được đầu tư, bê tông hóa các tuyến đường liên ấp; phong trào xây dựng NTM được thực hiện sâu rộng.

“Đến nay, Huyền Hội đạt chuẩn xã NTM; hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,89%, hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,86%. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên, nếu như năm 2016 hộ nghèo chiếm 15,21% (với 574 hộ), thì hiện nay giảm còn 2,84% (130 hộ), thu nhập bình quân đầu người đạt 44 triệu đồng”, bà Út Nhất nói.

Ông Ưng Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Càng Long cho biết: Đến nay, 100% xã trên địa bàn huyện đều có đường ô tô về đến trung tâm xã và hệ thống giao thông liên xã đều đã được kết nối, tạo điều kiện rất thuận lợi để người dân trao đổi và giao thương hàng hóa. Hệ thống điện, nước được đầu tư phát triển mạnh, đáp ứng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Có 13/13 xã đạt chuẩn xã NTM; có 103/125 ấp được công nhận đạt chuẩn NTM; có 19.495 hộ đạt 8/8 tiêu chuẩn hộ gia đình văn hóa (chiếm 60,4%). Đầu năm 2016, số hộ nghèo của huyện là 7,24%, đầu năm 2020, tỷ lệ này giảm xuống còn 1,73% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm từ 25,66% xuống còn 5,94% đầu năm 2020); thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/năm.


Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.