Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều ở Quảng Trị

Phạm Tiến - 17:34, 27/07/2024

Chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP) đã khơi dậy và làm thay đổi tư duy từ “sản xuất để tự tiêu” sang sản xuất hàng hóa trong cộng đồng đồng bào DTTS ở Quảng Trị. Mô hình Ta Lư Coffee là một ví dụ điển hình, khi 40 hộ đồng bào DTTS ở xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã kết hợp vùng trồng cà phê và cùng đầu tư máy móc để sản xuất sản phẩm OCOP 4 sao Ta Lư Coffee mang đậm bản sắc của đồng bào Bru Vân Kiều.

Từ sản xuất đơn lẻ đến tổ liên kết

Giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Quảng Trị đã xác định, cây cà phê là 1 trồng 6 cây trồng chủ lực. Đi cùng với đề án phát triển cây cà phê là sách hỗ trợ cho người trồng. Theo đó, mỗi 1ha cây cà phê trồng mới được hỗ trợ 5,5 triệu đồng. Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng hỗ trợ thêm cho những cơ sở ươm giống đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn để cung ứng cho người trồng cà phê.

Nhờ đó, diện tích trồng cây cà phê toàn tỉnh Quảng Trị đã tăng lên trên 5.000ha. Ở địa phương cũng hình thành nhiều hợp tác xã chế biến và những thương hiệu cofee có tiếng như hợp tác xã café Khe Sanh, thương hiệu Ta Lư Coffee…

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều
Toàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có trên 4.000 cây cà phê, chủ yếu là do đồng bào các DTTS trồng

Được biết, trọng tâm vùng trồng cây cà phê ở Quảng Trị nằm ở các xã vùng biên huyện Hướng Hóa. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Tà Ôi và Bru Vân Kiều cùng với người miền xuôi lên vùng kinh tế mới. Với chính sách hỗ trợ mở rộng diện tích cây cà phê của UBND tỉnh Quảng Trị, diện tích trồng cây cà phê ở huyện Hướng Hóa đã tăng lên trên 4.000ha. Bên cạnh đó, chủ trương mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tiếp sức cho sản phẩm cà phê vươn lên một tầm cao mới, hình thành chuỗi sản phẩm khép kín.

Ta Lư Coffee là một ví dụ điển hình. Để ổn định sản xuất và xây dựng thương hiệu cà phê riêng biệt, 40 hộ đồng bào Bru Vân kiều ở xã Tân Hợp huyện Hướng Hóa đã liên kết cùng trồng, cùng xây dựng thương hiệu Ta Lư Coffee. Tổ liên kết cùng giúp đỡ nhau kỹ thuật trồng trọt và bảo quản sau thu hoạch. Trong đó, hộ gia đình chị Nông Thị Hanh đảm nhiệm công việc đầu tư trang thiết bị chế biến, thu gom và bảo quản chế biến sản phẩm cà phê. Các hộ còn lại trong tổ liên kết có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Hiện nay, trung bình mỗi năm Ta Lư Coffee chế biến từ 20 - 25 tấn hạt cà phê tươi. Nhờ quy trình khép kín từ trồng, chế biến đến bao tiêu sản phẩm được thực hiện đúng quy trình nên năm 2019, Ta Lư Coffee được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đến năm 2022, Ta Lư Coffee được nâng hạng thành sản phẩm OCOP 4 sao. Nhờ đó, giá trị sản phẩm được nâng lên, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Theo đó, đời sống đồng bào Bru Vân Kiều trong tổ liên kết không ngừng được nâng lên.

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều 1
Hộ nông dân trong tổ liên kết Ta Lư coffee thu hoạch cà phê theo tiêu chuẩn VietGap

Chị Nguyễn Thị Tuyết - một trong những hộ tham gia chuỗi liên kết Ta Lư Coffee cho biết: “Liên kết với cơ sở sản xuất Ta Lư cà phê được đảm bảo giá cả ổn định, đem lại thu nhập cao hơn so với bán cho các đại lý đi thu mua cà phê như trước đây”.

Khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Hướng Hóa là địa phương trọng điểm trồng và chế biến cà phê của tỉnh Quảng Trị. Thế nhưng, những năm trước, người trồng cà phê ở huyện Hướng Hóa vẫn lao đao bởi đầu ra. Do sản xuất đơn lẻ nên chất lượng sản phẩm thiếu tính ổn định do đó không có chỗ đứng trên thị trường, đầu ra bấp bênh. 

Cùng với đó, các nông hộ chế biến quy mô nhỏ nên không thể xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Từ chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), thương hiệu café Quảng Trị nói chung và Ta Lư Coffee đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới.

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều 2
Ta Lư Coffee có mùi, vụ thơm ngon đặc trưng mang đậm bản sắc

Chị Nông Thị Hanh, đại diện hộ bao tiêu sản phẩm trong chuỗi liên kết Ta Lư Coffee cho biết: “Nếu chỉ một mình đứng ra sản xuất sẽ không ổn định nên phải liên kết chặt chẽ giữa người trồng, chăm sóc, chế biến và người sản xuất và người tiêu dùng. Công đoạn nào làm tốt công đoạn đó, thì chất lượng sẽ được nâng cao lên. Nhờ đó, thương hiệu Ta Lư Coffee đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và cả thị trường thế giới”.

Để có được kết quả đó, Ta Lư Coffee đã áp dụng bộ nguyên tắc sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP từ khâu chăm sóc cây cà phê đến chế biến nhân. Ứng dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với kỹ thuật rang xay tinh tế, đảm bảo khâu bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm, nói không với phụ gia hay hương liệu. 

Cà phê nguyên liệu tươi được đưa vào nhà máy chế biến, loại vỏ lấy nhân. Sau khi được xử lý rang xay theo quy trình chế biến với thời gian và nhiệt độ thích hợp, các thành phần dinh dưỡng không bị bay hơi và giữ nguyên vẹn hương vị của từng hạt cà phê. Qua pha chế, cà phê có mùi hương rất dễ chịu kết hợp với vị chua nhẹ làm cho cà phê đậm đà nguyên chất hơn, mang đến cho người tiêu dùng khoảnh khắc tuyệt vời, tinh tế khi tận hưởng.

(Bài KH): Ta Lư Coffee- Thương hiệu riêng của đồng bào Bru Vân Kiều 3
Chị Nông Thị Hanh giới thiệu sản phẩm OCOP 4 sao Ta Lư Coffee

Ông Hoàng Đình Bình, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Hướng Hoá cho biết: “Trong những năm qua, mặc dù giá cà phê giảm sút nhưng bà con tập trung để chăm sóc. Đặc biệt, trong năm 2022 nhiều sản phẩm cà phê đăng ký chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP. Ta Lư Coffee tham gia 2 sản phẩm, 1 sản phẩm mới và 1 sản phẩm công nhận lại. Sản phẩm Ta Lư Coffee đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận đạt OCOP 4 sao năm 2022”.

Giờ đây Ta Lư Coffee đã trở thành thương hiệu đặc trưng của đồng bào DTTS Bru Vân Kiều. Sau 5 năm xây dựng thương hiệu, Ta Lư Coffee đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Cùng với đó, đời sống đồng bào Bru Vân Kiều trong tổ liên kết ở xã Tân Hợp, Hướng Hóa cũng không ngừng được nâng lên. 

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.