Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Dùng 40g quả trâu cổ, bồ công anh, lá mua mỗi vị 15g, sắc uống. Kết hợp đắp thuốc ngoài: Lá bồ công anh giã nhỏ chế với dấm, chưng nóng rồi đắp.
Chữa ít sữa sau khi đẻ: Lấy 7 quả trâu cổ chín, hầm với 1 chân giò lợn, ăn và uống hết trong ngày.
Chữa u xơ: Lấy 8-16g thân và lá đã phơi khô của cây trâu cổ, sắc lấy nước hoặc nấu thành cao uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ có thể thu hẹp các khối u xơ.
Chữa đau xương đau người: Cao đặc quả trâu cổ, ngày uống 5-10g (chế cao đặc: thái nhỏ quả trâu cổ, nấu 2 lần với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc)
Chữa quáng gà: Lấy 5 quả trâu cổ, gan lợn 20g, nấu canh ăn hàng ngày đến khi hết bệnh.
Chữa đau xương, đau người: Cành lá trâu cổ cắt nhỏ, nấu với nước 2 lần, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc. Ngày uống 5-10g.
Chữa dương ủy, di tinh: Quả trâu cổ sao khô 12g, dây sàn sạt 12g, sắc nước uống hàng ngày.
Chữa liệt dương, di tinh, tim loạn nhịp: Quả trâu cổ sao khô, bạch khiên ngưu sao khô (lượng bằng nhau) làm thành bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ khô sạch có nút kín. Ngày uống 3 lần mỗi lần 6g , chiêu với nước cơm.
Chữa thoát vị bẹn: Cành lá trâu cổ sao khô 40g, rễ mộc thông 3 lá 60g. Sắc lấy 2 bát thuốc, cho 1 quả trứng gà vào đun chín, chia làm 2 lần uống trong ngày .
Chữa thấp khớp mãn tính: Cành lá trâu cổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân mỗi thứ 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện, rễ gấc, lá lốt, dây đau xương, Cành dâu; mỗi thứ 10g. Tất cả thái nhỏ, sao khô, sắc lấy 100ml cao lỏng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu: Cành lá trâu cổ 30g, rễ cỏ tranh 30g, mã đề 20g, sắc nước uống.
Chữa suy nhược sau ốm: Cành lá trâu cổ 80g hầm với 300g xương lợn, ăn hàng ngày.
Chữa trẻ em gầy còm: Dùng 60g cành trâu cổ hầm với thịt gà ăn hàng ngày.
Lưu ý:
Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng.
Người bị bệnh thất huyết, bệnh băng lậu không nên dùng./.