Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tái hiện phong tục cưới của dân tộc Bố Y

PV - 15:07, 03/04/2018

Lễ cưới của dân tộc Bố Y là sự kết tinh những nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện qua các nghi lễ, trang phục truyền thống và văn hóa ứng xử trong Lễ cưới. Lễ cưới thường được tổ chức đầu Xuân, với mong muốn hướng đến sự sinh sôi, nảy nở. Mới đây, tại Chương trình “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, nhóm đồng bào dân tộc Bố Y đến từ Lào Cai, đã tái hiện phong tục Lễ cưới của dân tộc mình tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bà mối bên nhà trai dẫn chàng trai và người nhà sang nhà gái dạm hỏi để cưới cô gái. (Bà mối ngồi ngoài cùng bên phải) Bà mối bên nhà trai dẫn chàng trai và người nhà sang nhà gái dạm hỏi để cưới cô gái. (Bà mối ngồi ngoài cùng bên phải)

Lễ cưới của người Bố Y được tổ chức qua nhiều nghi thức. Đầu tiên, nhà trai nhờ người làm mối là hai người phụ nữ đi phát đường-mở đường đến nhà gái, xem họ có ý gả con gái cho con trai nhà mình không. Đối với người Bố Y, vai trò của ông bà mối trong hôn nhân rất được coi trọng. Đó là người đảm đang, có con cháu đầy đủ, có uy tín và phải thông hiểu lễ nghĩa, biết hát đối đáp. Bà mối bày tỏ nguyện vọng của nhà trai, là xin lá số của cô gái về nhờ thầy cúng xem tuổi. Khi đã xem được tuổi, nhà trai đem lễ vật đến trả lá số và xin được ăn hỏi. Được nhà gái đồng ý, nhà trai đưa người làm mai mối đến dạm hỏi và nhận thách cưới. Nhà trai chuẩn bị đồ lễ và đến nhà gái báo ngày cưới. Lễ vật này thường có một chai rượu, một cân đường và một con gà.

Nhà trai mang sính lễ sang nhà gái trong đám hỏi. Nhà trai mang sính lễ sang nhà gái trong đám hỏi.

 

Trước hôm đón dâu một ngày, nhà trai lại đem đến nhà gái đồ sính lễ gồm: một đôi gà, 7 đôi bánh dày gạo nếp, 40kg gạo tẻ, 40 lít rượu trắng, 40kg thịt lợn, một bộ nữ phục bao gồm: quần áo, khăn, xiêm, giày vải, trang sức bằng bạc: một đôi khuyên, một đôi vòng cổ, một đôi vòng tay. Tất cả được đựng vào một chiếc rương màu đỏ. Chiếc rương này sẽ được đem về nhà chồng trong buổi rước dâu.

Bố của cô dâu chuẩn bị bàn thờ để thực hiện các nghi lễ đám cưới Bố của cô dâu chuẩn bị bàn thờ để thực hiện các nghi lễ đám cưới

 

Đoàn rước dâu thường chỉ có từ tám đến mười người, nhưng phần nhiều đều ít tuổi. Trong đoàn này phải có hai đôi còn son trẻ, hai đôi đã có vợ chồng. Họ là anh, chị, em và bầu bạn thân thiết của chú rể nhưng chàng rể lại không được đi đón dâu. Nhà gái cũng cử ra một đoàn có con số và thành phần tương ứng với đoàn nhà trai để đưa dâu.

Cô dâu được nhà gái chuẩn bị trang phục trong ngày cưới. Cô dâu được nhà gái chuẩn bị trang phục trong ngày cưới.

Về nhà chồng, đôi tân hôn quỳ trước bàn thờ, quay lạy bốn phương và tổ tiên rồi vào buồng. Sau đó họ được hai người bạn trai và bạn gái phụ dâu, rể cùng đi mời rượu để nhận họ. Trong lễ này, cô dâu và chú rể được mọi người tùy tâm trao tặng một số tiền làm vốn. Sau lễ cưới, cô dâu, chú rể bắt tay vào cùng gia đình dọn dẹp và bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới hạnh phúc trăm năm.

HỒNG MINH ( thực hiện )

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.