Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Talkshow “Win U Game 3 - Bắt sóng để vượt sóng” thu hút gần 2 triệu lượt theo dõi

Vàng Ni - 18:45, 08/11/2023

Vừa qua, Talkshow "Win U Game - Bắt sóng để vượt sóng” được phối hợp tổ chức bởi Hội Sinh viên TP. Hà Nội, Hội Sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và FPT Software Academy chính thức lên sóng. Với những chia sẻ thực tế về hành trình tại Đại học, sự kiện đã thu hút gần 2 triệu lượt theo dõi từ học sinh, sinh viên trên cả nước.

Lấy chủ đề “Bắt sóng để vượt sóng”, Win U Game mùa 3 đã tái hiện hành trình “Bắt sóng - Vượt sóng - Ra khơi” thông qua lộ trình từ năm nhất cho đến khi tốt nghiệp của sinh viên. Xuyên suốt chương trình, khán giả đã được lắng nghe câu chuyện của các diễn giả, khách mời về bí kíp chinh phục đại học với các nội dung: Kỹ năng học tập tốt tại Đại học; Bí quyết cân bằng giữa học tập và tham gia các hoạt động xã hội, thực tập; phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm; con đường trở thành công dân toàn cầu, làm chủ sự nghiệp với mức thu nhập mơ ước ngay sau khi tốt nghiệp.

Anh Nguyễn Tiến Hưng phát biểu trong phần mở đầu Win U Game 3
Anh Nguyễn Tiến Hưng phát biểu trong phần mở đầu Win U Game 3

Chương trình được lựa chọn làm sự kiện trọng điểm chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vừa diễn ra ngày 25 - 26/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Với những chủ đề quen thuộc nhưng vô cùng cần thiết với GenZ, Chương trình đã nhận được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng sinh viên Việt Nam. Cụ thể, Win U Game 3 ghi nhận gần 2 triệu lượt tiếp cận trên các kênh truyền thông. Gần 11.000 sinh viên đến từ hàng chục trường đại học - cao đẳng trên toàn quốc đã đăng ký tham gia Online, gửi câu hỏi về cho các diễn giả trước và trong chương trình. Suốt 3 giờ đồng hồ, sự kiện đã Livestream trên 70 Fanpage cộng đồng lớn của sinh viên, thu về hơn 2.000 lượt chia sẻ, lượt xem trực tiếp luôn duy trì từ 2.400 - 2.700 mắt xem.

Nhiều kiến thức giúp ích các bạn sinh viên tại "Win U Game 3 - Bắt sóng để vượt sóng"

Đồng hành cùng "Win U Game 3" là 4 khách mời là sinh viên xuất sắc, đạt danh hiệu Thủ khoa, Á khoa, Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương. Bên cạnh đó, Chương trình còn có sự xuất hiện của hai vị diễn giả khách mời quen thuộc với cộng đồng sinh viên Việt Nam, là anh Nguyễn Tiến Hưng - Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hà Nội và anh Hoàng Nam  Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Đại học FPT. 

Sự kiện được dẫn dắt bởi anh Đào Việt Bách - Trưởng phòng Tuyển dụng và Thu hút nhân tài FPT Software Academy, nhà sáng lập kênh hướng nghiệp Đào Việt Bách - BackStory.

Talkshow “Win U Game 3 - Bắt sóng để vượt sóng” đã thành công tốt đẹp, đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn học sinh, sinh viên
Talkshow “Win U Game 3 - Bắt sóng để vượt sóng” đã thành công tốt đẹp, đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn học sinh, sinh viên

Một trong những câu hỏi được khán giả đặt ra nhiều nhất tại Win U Game 3 là “Làm sao để cân bằng giữa học tập và các hoạt động ngoại khóa, thực tập”. Nguyễn Tuấn Thành - Nguyên Chủ tịch CLB iSupport, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ, bí kíp của bạn là lựa chọn những công việc có tính linh hoạt (mô hình làm việc Hybrid), chia nhỏ những công việc, cố gắng gắn kết công việc vào học tập, tích cực chia sẻ với sếp để có thể vừa học vừa làm. 

Tuấn Thành cũng chia sẻ rằng, nhờ có bí kíp cân bằng thời gian hiệu quả, bạn đã vinh dự đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương. “Đây là thành tích tự hào sau quá trình nỗ lực học tập chăm chỉ và tham gia hoạt động ngoại khóa không ngừng nghỉ của em. Danh hiệu này mở ra rất nhiều cơ hội về học bổng và công việc cho bản thân em trong tương lai”, chàng diễn già GenZ cho hay.

4 vị diễn giả Gen Z tài năng góp mặt trong talkshow Win U Game 3
4 vị diễn giả Gen Z tài năng góp mặt trong Talkshow Win U Game 3

Trong sự kiện, bạn Bùi Khánh Huyền - hiện đang làm AI Resident tại FPT Software đã có những chia sẻ về khía cạnh khi là một nữ sinh theo đuổi lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và cách lựa chọn một môi trường làm việc phù hợp. Huyền cho biết, khi lựa chọn công việc chính thức đầu tiên, điều ưu tiên nhất đó là lựa chọn môi trường có nhiều thử thách và cơ hội phát triển. 

“Tại FPT Software AI Center, em được thử thách với những dự án rất lớn, đồng thời có cơ hội được gặp gỡ và học hỏi từ những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu thế giới như bác Andrew Ng - Founder của Landing AI hay Gs. Yoshua Bengio - Viện trưởng Viện Nghiên cứu MILA, cùng rất nhiều những người bạn đồng môn vô cùng tài giỏi. Điều này đã tạo động lực cho em cố gắng phát triển mỗi ngày…”, Khánh Huyền chia sẻ.

Chia sẻ về bí quyết đạt điểm trung bình GPA cao và cân bằng giữa học tập và hoạt động xã hội, đi làm thêm, Nguyễn Tuấn Thành - Thủ khoa đầu vào Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Mình áp dụng phương pháp V-A-K, trong đó kết hợp ghi nhớ kiến thức qua: Visual - hình ảnh, Auditory - nghe, Kinesthetic - chuyển động. Bên cạnh đó, mình cũng thường xuyên áp dụng kỹ thuật “thầy giáo tự kỷ” - tự giảng giải lại kiến thức cho chính mình. Việc kết hợp nhiều hình thức tiếp thu kiến thức giúp mình nhớ lâu hơn và hiểu sâu các kiến thức đã học”.

Tuấn Thành còn vinh dự đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương ngay từ năm thứ 2 đại học. Và, với sinh viên tài năng này, danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” thực sự là một cột mốc rất đáng nhớ, mà bất kỳ sinh viên nào cũng nên đặt mục tiêu chinh phục. Tuấn Thành cho rằng: “Sinh viên 5 tốt thực sự là một thước đo chuẩn mực để mỗi sinh viên cố gắng phấn đấu. Với riêng mình, sinh viên 5 tốt đã mở ra rất nhiều cơ hội về học bổng, nghề nghiệp và cả nền tảng cho phát triển tương lai của bản thân”.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều câu chuyện hấp dẫn liên quan đến xoay quanh chủ đề chinh phục đại học được diễn giả Lê Đình Hiếu - Nguyên Phó Bí thư Đoàn Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trần Anh Ngọc - Thủ Khoa kép Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (GPA: 4.0/4.0) tâm huyết chia sẻ.

Host Đào Việt Bách và anh Hoàng Nam Tiến trao đổi trong Win U Game 3
Host Đào Việt Bách và anh Hoàng Nam Tiến trao đổi trong Win U Game 3

Anh Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT cũng gửi nhiều lời khuyên đến các bạn sinh viên: “Hãy không ngừng thách thức bản thân mình. 4 năm đại học là thời gian vô cùng quý giá. Ngoài việc học, hãy đi làm thêm, trải nghiệm trong các câu lạc bộ, trải nghiệm với những người bạn bè mới, môi trường mới... để tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm ngay khi trên ghế nhà trường.

Đóng góp không nhỏ cho sự thành công của “Win U Game 3” là sự tham gia của 4 nhà tài trợ: Unilever Việt Nam, Ngân hàng Techcombank, thương hiệu công thái học Epione cùng ứng dụng Sách nói Fonos. Bên cạnh đó, Chương trình còn có sự hỗ trợ của 11 đơn vị bảo trợ truyền thông, 42 đối tác truyền thông và 72 đại sứ truyền thông. Nhờ đó, Talkshow đã được lan tỏa đến toàn cộng đồng sinh viên Việt Nam một cách mạnh mẽ nhất.

“Win U Game” là một Talkshow được tổ chức thường niên từ năm 2021, mang đến những kiến thức, kỹ năng bổ ích dành cho các bạn sinh viên. Host Đào Việt Bách là người dẫn dắt trong cả 3 mùa của Chương trình cùng nhiều diễn giả là các bạn sinh viên thủ khoa, có thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa xuất sắc. Chương trình tự hào khi được đồng hành cùng các bạn sinh viên trên hành trình nâng cấp bản thân, tạo ra bước nhảy vọt trên hành trình chinh phục Đại học và cả sự nghiệp tương lai.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.