Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tân Lạc (Hòa Bình): Thực hiện nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng DTTS

Lê Anh - 20:02, 15/10/2024

Thời gian qua, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức 34 cuộc trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS, với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Hoạt động này đang góp phần giúp người dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; phòng ngừa, hạn chế thấp nhất việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.

Quang cảnh người dân của huyện Tân Lạc tham gia buổi tập huấn trợ giúp pháp lý
Quang cảnh người dân của huyện Tân Lạc tham gia buổi tập huấn trợ giúp pháp lý

Phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Tủ sách pháp luật của xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được đặt trang trọng ngay cạnh cửa chính Nhà văn hóa xóm. Trong đó, là hàng nghìn đầu sách về pháp luật được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Các đầu sách phong phú, thiết thực, dễ hiểu. Đặc biệt là nhiều cuốn sách về kiến thức pháp luật ở dạng hỏi - đáp giúp người dân tiếp cận với kiến thức pháp luật một cách đơn giản, hiệu quả.

Ông Bùi Văn Nức, Chủ tịch UBND xã Phong Phú, cho biết, không riêng xóm Lũy Ải, hiện nay, 100% xóm trên địa bàn xã đều có tủ sách pháp luật. Qua đó giúp Nhân dân được nâng cao nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luật. Từ đó, người dân hiểu biết hơn về nghĩa vụ công dân, trách nhiệm xã hội, biết tự bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp.

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TT, PBGDPL) luôn có vai trò rất quan trọng đối với đồng bào DTTS, những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh công tác này, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các luật: Luật Đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống ma túy, Luật Phòng chống mua bán người…

Thực tế công tác TT,PBGDPL giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc đã tập trung vào một số nội dung, như: Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nâng cao nhận thức về các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến đời sống; về thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Huyện cũng chú trọng tuyên truyền các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; về bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa của các DTTS gắn với phát triển du lịch; vận động đồng bào bỏ các hủ tục lạc hậu…

Kết quả trong 5 năm qua, các ban, ngành và UBND các xã, thị trấn đã phối hợp tổ chức 1.893 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 165.381 lượt người. Tại các buổi tuyên truyền đã cấp phát miễn phí trên 80.690 bộ tài liệu cho người tham gia.

Cũng trong giai đoạn 2019 - 2024, Huyện đã tổ chức 10 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với trên 2.673 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người dân tham gia. Việc TT,PBGDPL thông qua phương tiên thông tin đại chúng, loa truyền thanh cũng được quan tâm; đã phát sóng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên hệ thống loa phát thanh xã 1.558 lần; 418 tin, bài về pháp luật được đăng, phát trên phương tiện thông tin đại chúng.

Người dân và Tủ sách pháp luật ở xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) với hàng nghìn đầu sách, tạo thuận lợi cho Nhân dân tìm đọc, tra cứu thông tin.
Người dân và Tủ sách pháp luật ở xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) với hàng nghìn đầu sách, tạo thuận lợi cho Nhân dân tìm đọc, tra cứu thông tin.

Bám sát thực tiễn để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý và PBGDPL 

Tân Lạc là địa phương có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống. Trong những năm qua, Huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giữ vững an ninh, quốc phòng.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trợ giúp pháp lý và PBGDPL và hòa giải ở cơ sở, là nhiệm vụ hàng đầu, đóng vai trò kết nối xây dựng và thực thi pháp luật, UBND huyện ban hành kế hoạch cụ thể tại cơ sở, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đồng thời, đưa ra kế hoạch chuyên đề nhằm tăng cường thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: hướng dẫn công tác PBGDPL, hòa giải tại cơ sở và kiểm tra, đánh giá hoạt động trong lĩnh vực này; chú trọng việc xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật với mục tiêu tạo ra môi trường pháp lý ổn định, lành mạnh cho người dân.

Huyện Tân Lạc đã chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2030, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS. Các xã đã thành lập 16 Ban Quản lý, có trách nhiệm giám sát và triển khai các chương trình này một cách hiệu quả. Việc phân cấp rõ ràng giữa các cấp quản lý giúp cho công tác triển khai tại cơ sở diễn ra suôn sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ của toàn huyện.

Bên cạnh các chương trình truyền thông về PBGDPL và hòa giải tại cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nâng cao năng lực cho đội ngũ thực hiện tại cơ sở được triển khai rộng rãi. Đảm bảo công tác giáo dục pháp luật tiếp cận thực tế với đời sống của người dân.

Theo ông Bùi Văn Chánh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc, trong 9 tháng đầu năm 2024, các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn sử dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp thông qua các hội nghị, lớp học tập trung tại các xóm. Những hoạt động này, đã giúp hoạt động PBGDPL bám sát thực tiễn, phù hợp với đối tượng và tình hình của từng địa bàn.

Với những khu vực có tình hình vi phạm pháp luật phức tạp công tác PBGDPL đã được chú trọng, từ đó giảm thiểu được các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức pháp luật của người dân.

Trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tích cực tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chủ trương, chính sách pháp luật phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.