Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tăng cường giám sát để có kết quả điều tra chính xác nhất

Trọng Bảo - 18:23, 06/09/2024

Là một trong những huyện có địa bàn rộng nhất tỉnh Lào Cai với 21 xã thị trấn; tuy nhiên, huyện Bát Xát là địa phương đầu tiên của tỉnh hoàn thành việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Để có kết quả chính xác nhất, ngành Dân tộc địa phương đã tăng cường giám sát đối với các tổ điều tra trong quá trình triển khai thu thập thông tin.

Tăng cường kiểm tra, giám sát góp phần đẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao chất lượng của cuộc điều tra trên địa bàn huyện Bát Xát
Tăng cường kiểm tra, giám sát góp phần đẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao chất lượng của cuộc điều tra trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024, với mục đích thu thập thông tin về dân số, điều kiện nhà ở của hộ DTTS và các điều kiện kinh tế - xã hội để biên soạn các chỉ tiêu thống kê, thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 - 2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cuộc điều tra được thực hiện tại 21 xã, thị trấn với 52 địa bàn được chọn mẫu. Số lượng phiếu hộ là 1.733 hộ, phiếu xã là 21 xã, thị trấn. Đến hết ngày 27/7/2024, huyện Bát Xát đã hoàn thành công tác thu thập thông tin, và là địa phương đầu tiên của tỉnh Lào Cai thực hiện hoàn thành 100% tất cả các loại phiếu điều tra theo quy định, sớm hơn kế hoạch 19 ngày.

Xác định được những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức thực hiện cuộc điều tra KT-XH của 53 dân tộc, ngay từ những ngày đầu triển khai, phòng Dân tộc đã phối hợp chặt chẽ với Chi cục thống kê huyện xây dựng các quyết định, kế hoạch, văn bản tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn tập trung vào cuộc, để tổ chức thực hiện cuộc điều tra bảo đảm yêu cầu đề ra. Qua đó, đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia điều tra.

Ông Lê Đức Minh,Trưởng phòng Dân tộc huyện Bát Xát cho biết: Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện cuộc điều tra đã được Phòng dân tộc phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thống kê huyện và các cơ quan, đơn vị chỉ đạo thực hiện theo đúng quy trình, quy định. Qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đã giúp cho UBND các xã, cá nhân tham gia thực hiện cuộc điều tra chấp hành các quy định, tổ chức triển khai thực hiện điều tra; phát huy những kết quả tích cực và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình điều tra để bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Bên cạnh việc tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình điều tra, thu thập thông tin; Phòng Dân tộc huyện đã phối hợp với Chi cục Thống kê xây dựng kế hoạch, phối hợp, lồng ghép thực hiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS và thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện."Chúng tôi chú trọng lựa chọn phương pháp, hình thức tuyên truyền dễ tiếp cận, dễ hiểu, linh hoạt đối với đồng bào DTTS”, ông Minh cho hay.

Trong quá trình điều tra có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chuyên môn, các xã trên địa bàn huyện
Trong quá trình điều tra luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban chuyên môn, các xã trên địa bàn huyện

Cũng theo lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Bát Xát, từ kết quả của cuộc điều tra năm 2024, cơ quan làm công tác dân tộc của huyện có căn cứ để tham mưu đề xuất cho Huyện ủy, UBND huyện có những kiến nghị, đề xuất với các cấp, các ngành xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần động viên, khuyến khích đồng bào nâng cao ý thức tự giác vươn lên thoát nghèo; đồng thời, hỗ trợ đồng bào các DTTS phát huy khả năng, thế mạnh của vùng, phát huy nội lực phát triển kinh tế để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa cộng đồng các dân tộc với nhau.

Từ kết quả của cuộc điều tra, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS
Từ kết quả của cuộc điều tra là cơ sở để Trung ương, các cấp chính quyền địa phương có những giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS

Bát Xát là 1 trong 4 huyện 30a của tỉnh Lào Cai; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều; đời sống vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Hy vọng, từ kết quả từ cuộc điều tra, thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2024, là cơ sở để cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp tích cực và hiệu quả nhất thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo trong vùng DTTS trên địa bàn huyện.

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai. Diện tích tự nhiên của huyện 103.568,02 ha; huyện có 20 xã, 01 thị trấn; 176 thôn bản, tổ dân phố. Trong đó, có 09 xã, thị trấn thuộc khu vực I, 12 xã thuộc khu vực III; 10 xã biên giới. Toàn huyện có 17.648 hộ; 82.940 khẩu; người dân tộc thiểu số là 68.634 người, với 23 dân tộc cùng sinh sống trong đó: Mông chiếm 33,79%, Dao chiếm 27,7%, Kinh chiếm 16,3%, Giáy chiếm 15,16%, Hà Nhì chiếm 5,36%, các dân tộc còn lại chiếm 1,69%.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.