Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới

Thùy Dung - 11:57, 28/08/2020

Thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh Gia Lai đã triển khai các hoạt động thiết thực như tổ chức hội nghị, triển khai các mô hình điểm để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bình đẳng giới (BĐG)… trong vùng đồng bào DTTS nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thực hiện BĐG và giảm dần bất BĐG trong vùng đồng bào DTTS.

Bà Rơ Mah H’Yơnh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn; Chủ nhiệm CLB “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy BĐG” (bìa phải) cùng thành viên CLB đang tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân ở làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ
Bà Rơ Mah H’Yơnh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn; Chủ nhiệm CLB “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy BĐG” (bìa phải) cùng thành viên CLB đang tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân ở làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ

Xã Ia Pnôn là xã biên giới của huyện Đức Cơ (Gia Lai) gồm 4 làng với 10 dân tộc chung sống. Năm 2019, xã Ia Pnôn đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy BĐG” với 70 thành viên tham gia. Theo đó, các thành viên CLB có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân trên địa bàn thôn, làng, xã, tuân thủ pháp luật và BĐG. Phát hiện, tư vấn, vận động Nhân dân tại thôn, làng, nơi cư trú, phát hiện các trường hợp bạo lực gia đình, tảo hôn, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, các phong tục tập quán có yếu tố bất bình đẳng gây bức xúc trong Nhân dân… đấu tranh bảo vệ nạn nhân và báo cáo cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và BĐG.            

Bà Rơ Mah H’Yơnh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn, đồng thời là Chủ nhiệm CLB “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy BĐG” cho biết: CLB tuy mới thành lập nhưng bước đầu đã có những tín hiệu khả quan. Ia Pnôn là xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 85% dân số xã, vì vậy người dân vẫn còn lạc hậu. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, BĐG của đồng bào tại các làng còn hạn chế, chưa được nâng cao.

“Từ khi có CLB, nhờ sự tích cực của các thành viên trong việc tiếp cận, tuyên truyền kịp thời khi trong làng có các vụ bạo lực gia đình để ngăn cản. Đồng thời thông qua các tuyên truyền viên, Người có uy tín mà người dân ở các làng cũng được phổ biến và tiếp cận pháp luật nên đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức. Nhờ vậy, số vụ bạo lực gia đình đã giảm dần, vai trò của phụ nữ DTTS trong gia đình cũng được nâng cao”, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn cho biết thêm.

Từ đầu năm 2020 đến nay, để nâng cao nhận thức và thúc đẩy BĐG, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai cũng đã phối hợp với UBND các huyện Krông Pa, Đức Cơ triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ hoạt động BĐG; phối hợp với UBND huyện Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ đề xuất địa điểm lắp đặt cụm Pano tuyên truyền BĐG trong vùng DTTS năm 2020 theo Đề án “Hỗ trợ hoạt động BĐG trong vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Tin cùng chuyên mục
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.