Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tạo đà để du lịch cộng đồng cất cánh

Thúy Hồng - 10 giờ trước

Với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên cùng bản sắc văn hóa và ẩm thực độc đáo, vùng đồng bào DTTS và miền núi đang có tiềm năng lớn để trở thành điểm đến hàng đầu thế giới về phát triển du lịch cộng đồng. Để thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ban hành Quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Đề án được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng phát triển một cách bài bản, bền vững.

Tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc là nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng.
Tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc là nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng.

Tạo sinh kế từ du lịch cộng đồng

Những năm qua, với tiềm năng thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, mô hình du lịch cộng đồng đang tạo ra hướng đi bền vững, từng bước thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người dân vùng cao trên nền tảng bảo tồn, khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương.

Như tại điểm du lịch cộng đồng bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, từ khi đưa mô hình du lịch cộng đồng vào hoạt động, trung bình 1 năm bản Sin Suối Hồ đón trên 20.000 lượt khách trong nước và quốc tế. Từ một bản nghèo, hiện người dân Sin Suối Hồ đã có nguồn thu ổn định từ du lịch cộng đồng; thu nhập bình quân/người cuối năm 2023 đạt trên 30 triệu đồng/năm.

Còn tại Hòa Bình, các mô hình làm du lịch cộng đồng nhiều năm qua đã tạo sinh kế cho đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Các điểm du lịch cộng đồng khác được du khách yêu thích như: Bản Ngòi (Tân Lạc) xóm Tiện, xã Thung Nai, huyện Cao Phong; Bản Lác (Mai Châu)...

Bà Đinh Thị Yệu, chủ homestay Lakeview, huyện Đà Bắc cho biết: Trước đây, người dân trong xóm làm kinh tế manh mún gắn liền với sông nước, đời sống khó khăn. Từ khi làm mô hình du lịch cộng đồng, bà con được hỗ trợ, cải tạo xây dựng lại nhà sàn, đồng thời giữ nguyên kiến trúc cùng nét văn hóa riêng biệt của dân tộc Mường nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú cùng các dịch vụ tham quan trải nghiệm của du khách, giúp người dân có thêm thu nhập.

Không riêng gì Lai Châu và Hòa Bình, loại hình du lịch cộng đồng được các tỉnh miền núi chú trọng phát triển dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Trong đó, tập trung xây dựng các mô hình mang đến cho du khách những khám phá, trải nghiệm bản sắc văn hóa các tộc người đa dạng… tạo sinh kế bền vững cho hộ đồng bào DTTS.

Lễ đâm đuống là nét đẹp của dân tộc Mường
Lễ đâm đuống là nét đẹp của dân tộc Mường

Trợ lực để phát triển du lịch cộng đồng

Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch cộng đồng hiện nay, thì mô hình này không chỉ góp phần phát triển du lịch trong cả nước mà còn góp phần tạo sinh kế cho người dân. Việc liên kết phát triển du lịch với tiêu thụ sản phẩm đã tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chị Lò Thị Liên, HTX Nông nghiệp Dịch vụ Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết: Nhờ liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP với các khu du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giúp HTX thúc đẩy, tiêu thụ sản phẩm tới du khách, đem lại lợi ích cao hơn cho người nông dân.

Để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng bền vững, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam xác định mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều mô hình chưa được quy hoạch và khai thác hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tại một số địa phương, việc phát triển du lịch cộng đồng còn chạy theo phong trào, chưa tạo được sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách. Công tác quản lý lỏng lẻo, tình trạng bản sắc văn hóa bị mất dần do thương mại hóa du lịch; người dân và người quản lý thiếu kiến thức và kinh nghiệm, cũng như năng lực quản trị và vận hành... Chưa phát huy hết nguồn lực, phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng bền vững, mới đây, Bộ VHTT&DL đã ký ban hành Quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam xác định mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng, tiến tới phát triển du lịch bền vững, bảo tồn, đa dạng hóa ngành nghề cho cộng đồng dân cư tại chỗ, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là vùng có đông đồng bào DTTS và miền núi, biên giới, ven biển và hải đảo…

Đồng thời Đề án cũng đề ra mục tiêu xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển du lịch cộng đồng trong thời kỳ mới nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch...

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism diễn ra tại Hội An, tỉnh Quảng Nam vào giữa tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL khẳng định: Trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL sẽ tham mưu Chính phủ sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách, thu hút được nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch nói chung, trong đó có du lịch nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại, đầu tư

Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại, đầu tư

Ngày 8/1 Trung tâm Xúc tiến thương mại TP. Hồ Chí Minh - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam - Viện Sáng kiến Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách mới của Mỹ và những tác động thương mại đầu tư. Hội thảo thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất - xuất khẩu trong nước.