Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Tây Nguyên: Đến nay lượng vắc xin được phân bố đảm bảo tiêm cho 76% học sinh

Lê Hường - Phan Trọng - 19:15, 03/12/2021

Trước diễn biến của đại dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng, tỉnh Đắk Nông nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17tuổi, với mong muốn bảo vệ sức khỏe, bảo đảm an toàn cho các em khi trở lại trường học.

Học sinh đến tiêm đều có phụ huynh hoặc người giám hộ đi cùng và ký vào bảng cam kết trước khi tiêm vắc xin
Học sinh đến tiêm đều có phụ huynh hoặc người giám hộ đi cùng và ký vào bảng cam kết trước khi tiêm vắc xin

Tỷ lệ tiêm chủng đạt cao

Tỉnh Đắk Nông có khoảng 85.000 trẻ từ 12 - 17 tuổi (số trẻ đi học được tính từ lớp 7 - 12). Ngay sau khi tiếp nhận 29.250 liều vắc xin Pfizer, bắt đầu từ 27/11, tỉnh đã triển khai tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 12 đến dưới 17 tuổi tại TP. Gia Nghĩa và các huyện Đắk R’lấp, Krông Nô và một phần của huyện Đắk Mil.

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Đắk R’lấp, là một trong những điểm đầu tiên tiêm cho học sinh. Để bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác tiêm chủng an toàn, trước ngày tiêm, nhà trường đã thông tin tới phụ huynh về ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm phòng cho con em mình; cam kết đồng ý và đưa con tới điểm tiêm theo lịch hẹn về thời gian và ngày tiêm, nhằm bảo đảm các yêu cầu về phòng chống dịch.

Các điểm tiêm chủng vắc xin cho trẻ được giám sát chặt chẽ từ khâu khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sau tiêm
Các điểm tiêm chủng vắc xin cho trẻ được giám sát chặt chẽ từ khâu khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sau tiêm

Ông Trần Minh Quý, phụ huynh học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đặc biệt tại tỉnh Đắk Nông đã có các ổ dịch trong cộng đồng, việc tiêm phòng sẽ giúp bảo vệ các con đến trường an toàn hơn. “Tôi rất  vui mừng khi con được tiêm phòng đợt này. Đây sẽ là điều kiện để các con yên tâm học tập trong trạng thái bình thường mới”.

Em Hoàng Trung Đức, học sinh lớp 11 Trường THPT Trường Chinh, huyện Đắk R’lấp chia sẻ, việc em và các bạn được tiêm phòng vắc xin sớm và an toàn, sẽ giúp cho chúng em yên tâm hơn khi học trực tiếp tại trường. Trước khi tiêm em cũng có chút hồi hộp, nhưng khi được tư vấn và tiêm xong thấy sức khỏe bình thường. Chúng em đều rất muốn đến trường học, nên đều háo hức đi tiêm vì tiêm vắc xin sẽ giúp phòng bệnh tốt hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Từ 30/11 tỉnh Đắk Lắk bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ từ 15 đến dưới 17 tuổi trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Triển khai đồng bộ, kịp thời đến chiều ngày 2/12, TP. Buôn Ma Thuột đã có 15.344/18.420 trẻ em đến tiêm chủng, đạt trên 83,3%.

Mặc dù sợ đau khi tiêm, nhưng em Hoàng Trung Đức, học sinh lớp 11 trường THPT Trường Chinh, huyện Đắk Rlấp rất vui khi được tiêm phòng
Mặc dù sợ đau khi tiêm, nhưng em Hoàng Trung Đức, học sinh lớp 11 trường THPT Trường Chinh, huyện Đắk Rlấp rất vui khi được tiêm phòng

Chuẩn bị tốt các điều kiện tiêm chủng

Ông Võ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột cho biết, trước khi triển khai tiêm, mọi vấn đề từ nhân lực đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, việc tiếp nhận, bảo quản vắc xin đều được chuẩn bị chu đáo, nên việc tổ chức tiêm chủng diễn ra an toàn. Hầu hết các em chỉ có phản ứng nhẹ, chỉ duy nhất có 1 trường hợp tại Trường THPT Buôn Ma Thuột có biểu hiện ho, sốt phải đưa đến Bệnh viện Thiện Hạnh cấp cứu, hiện tại em này sức khỏe bình thường và đã được đưa về gia đình để chuẩn bị đi học.

Ông Trần Quang Hào, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết, chúng tôi giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn cao nhất, trong đó khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi sau tiêm và thực hiện 5K phòng lây nhiễm Covid-19. Sở Y tế cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện từ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị đến việc tiếp nhận, bảo quản vắc xin và tổ chức chiêm chủng diễn ra an toàn.

Kết thúc tiêm đợt 1 cho 29.000 học sinh thuộc các huyện có nguy cơ cao, Đắk Nông chưa ghi nhận trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm, chỉ một vài trường học phản ứng đau nhức chỗ tiêm, nóng đầu… 

Đến nay, tất cả các địa phương còn lại trên địa bàn tỉnh cũng đã tiến hành sử dụng 35.100 liều vắc xin Pfizer do Bộ Y tế phân bổ để tiêm mũi 1 cho toàn bộ trẻ em từ 12 đến dưới 17 tuổi. Đây là điều kiện quan trọng để tỉnh sớm đạt miễn dịch cộng đồng, đưa các hoạt động sản xuất, học tập, lao động, công tác trở về trạng thái bình thường.

Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (mặc áo đen) trực tiếp đến kiểm tra tại các điểm tiêm cho trẻ
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (mặc áo đen) trực tiếp đến kiểm tra tại các điểm tiêm cho trẻ

Trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển, chiều 3/12, TS. Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết: Toàn bộ khu vực 4 tỉnh Tây Nguyên gồm, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông có khoảng 523.000 trẻ từ 12 - 17 tuổi cần triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19.

 Từ ngày 25/11, Bộ Y tế đã phân bổ 320.000 liều vắc xin trên tổng số gần 530.000 liều mũi 1 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi ở khu vực Tây Nguyên. Đến hết ngày 2/12, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã tiêm hơn 100.000 liều mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, đạt 29,5%. Đến nay, lượng vắc xin được phân bổ về các tỉnh Tây Nguyên đủ tiêm cho 76% học sinh, cố gắng đến ngày 10/12 sẽ tiêm xong mũi 1.

“Chúng tôi ưu tiên tiêm ở các vùng dịch nóng trước, đến vùng có nguy cơ thấp hơn. Ưu tiên độ tuổi 16 - 17 rồi 14 - 15, giảm dần xuống và thực hiện tiêm cho học sinh đang đi học trước, các cháu cùng độ tuổi nhưng không đi học tiêm sau. Cho đến thời điểm hiện tại, các tỉnh Tây Nguyên không có phản ứng nghiêm trọng xảy ra, phụ huynh và học sinh hoàn toàn có thể yên tâm”.

Tin cùng chuyên mục
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.