Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thái Nguyên: 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã

Thảo Khánh - 09:04, 05/07/2024

Thái Nguyên có 177 xã, phường, thị trấn thì có tới hơn 120 xã miền núi, vùng cao. Tính đến đầu tháng 6/2024, 100% xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Thái Nguyên đã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông.

Một tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã được bê tông hóa.
Một tuyến đường giao thông nông thôn ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã được bê tông hóa

Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện các chính sách dân tộc 6 tháng đầu năm 2024, theo thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tính đến đầu tháng 6/2024, 100% xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã; trên 99% xóm có đường ô tô đến trung tâm được cứng hoá; 100% xóm có điện lưới quốc gia, 100% số hộ được sử dụng điện lưới từ các nguồn, trong đó trên 99,6% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện...

Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS được giữ vững ổn định, không xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự; các mục tiêu, các sự kiện quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Công tác quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo được tăng cường, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết các kiến nghị, đề xuất, các vụ việc liên quan đến công tác dân tộc, tôn giáo được thực hiện đúng quy định của pháp luật…

Như vậy, thông qua việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từng bước được cải thiện, tạo niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.