Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thái Nguyên: Nữ sinh dân tộc Tày trong tốp 10 thí sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất tỉnh

Thúy Hồng - 17:07, 20/08/2021

Đạt 26,9 điểm khối D01, Vũ Thị Vân, dân tộc Tày, là một trong những học sinh đạt điểm thi cao của Trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Em cũng là 1 trong 10 thí sinh có điểm xét tốt nghiệp cao nhất tỉnh Thái Nguyên.

Nữ sinh Vũ Thị Vân
Nữ sinh Vũ Thị Vân

Vũ Thị Vân sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông ở huyện miền núi Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Năm lớp 2, em đã phải trải qua biến cố rất lớn khi mẹ của em qua đời vì mang bệnh hiểm nghèo. Một mình bố Vân phải bươn chải để nuôi em ăn học. 

Thấy bố làm lụng vất vả, phải buôn bán đủ nghề, ngay từ thuở bé, Vũ Thị Vân luôn chăm ngoan, học giỏi. Em là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, vươn lên trong học tập.

Tốt nghiệp THCS, Vân lên thành phố theo học tại Trường PTDTNT Thái Nguyên. Ba năm học cấp 3, là khoảng thời gian giúp em trưởng thành hơn, sống tự lập hơn khi phải xa gia đình. Nhiều khi rất nhớ nhà, nhưng cứ nghĩ tới tương lai, về những vất vả của bố, càng tiếp thêm cho em động lực để em tiếp tục cố gắng học tập tốt hơn.

Vân tâm sự: Trong cuộc đời mỗi người đều có những khó khăn và những hoàn cảnh riêng, chính những khó khăn đó là động lực để Vân cố gắng mỗi ngày. Vân nhận thấy, cần sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và mọi người xung quanh. Chỉ có việc chăm chỉ học tập và phát triển bản thân mỗi ngày mới có thể đem lại cho Vân tương lai tươi sáng, mới vượt qua được khó khăn.

“Mỗi khi em nản lòng thì e nghĩ đến bố. Khi em đi học xa nhà thì bố ở nhà cũng phải vất vả, lao động kiếm tiền. Vì thế em càng phải cố gắng học tập, để bố cảm thấy yên tâm và tự hào vì em”, Vân chia sẻ .

Quyết tâm và nỗ lực của nữ sinh dân tộc Tày Vũ Thị Vân được minh chứng bằng việc, em luôn đứng trong tốp đầu của lớp, của trường và là học sinh giỏi toàn diện suốt 3 năm cấp THPT.

Phương pháp học tốt các môn của em là, tập trung lắng nghe thầy, cô giảng bài, rồi tự học ở nhà,  làm nhiều bài tập để nâng cao kiến thức, từ đó rèn luyện kỹ năng học tập, tư duy. Vân cho biết: “ Đối với các môn học thuộc, em học theo sơ đồ tổng quan, sơ đồ tư duy rồi phân chia từng nội dung nhỏ để dễ nhớ, dễ thuộc. Đối với các môn học có bài tập và môn Tiếng Anh, thì phải chịu khó học thuộc công thức, làm bài tập và viết đi viết lại nhiều lần để nhớ. Em thích nhất là môn Tiếng Anh nên em luôn chịu khó luyện phát âm, nghe và nói thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi, không ngại ngùng...”.

Với phương pháp học khoa học, năm học lớp 11, Vân đã đạt giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh.Trong kì thi THPT quốc gia vừa qua, môn thi tiếng Anh của Vân cũng đạt số điểm rất cao với 9,6 điểm.

Vũ Thị Vân (hàng đầu tiên thứ hai bên phải) cùng cô giáo và các bạn học sinh 12A3
Vũ Thị Vân (hàng đầu tiên thứ hai bên phải) cùng cô giáo và các bạn học sinh 12A3

Cô Phan Thị Chuyền, giáo viên Chủ nhiệm lớp 12A3, Trường PTDTNT Thái Nguyên cho biết: Vân luôn có thái độ học tập rất nghiêm túc, luôn nỗ lực không ngừng để đạt được kết quả cao nhất. Trong 3 năm học, Vân luôn là học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua, Vân là 1 trong 10 thí sinh có điểm xét tốt nghiệp cao nhất tỉnh Thái Nguyên.

Ước mơ của Vân là sau này sẽ được làm việc trong môi trường quan hệ công chúng, được lan tỏa những năng lượng tích cực cho người khác. Vân dự kiến trong thời gian tới sẽ nộp hồ sơ vào học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Mong rằng ước mơ của em sẽ sớm thành hiện thực.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.