Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Thái Nguyên: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 98,5%

Trí Phương - 19:28, 19/07/2023

Ngày 19/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã công bố kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp THPT năm 2023. Theo đó, tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn tỉnh (gồm cả thí sinh tự do) đạt 98,5% (năm học trước tỷ lệ này là 98,43%).

Thí sinh vui mừng khi hoàn thành môn thi cuối cùng của kỳ thi THPT năm 2023
Thí sinh vui mừng khi hoàn thành môn thi cuối cùng của kỳ thi THPT năm 2023

Theo đó, trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên, tổng số thí sinh đăng ký xét công nhận tốt nghiệp là 15.747 em (dự thi 15.739 em). Số đỗ tốt nghiệp là 15.503 em, trong đó đỗ diện 2 là 3.722 em, đỗ diện 3 là 5.246 em. Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn tỉnh (gồm cả thí sinh tự do) là 98,5 %.

Toàn tỉnh có 13 đơn vị đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%, gồm các trường THPT: Chuyên Thái Nguyên, Lương Ngọc Quyến, Chu Văn An, Gang Thép, Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, Bình Yên, Trại Cau, Phú Bình, Điềm Thuỵ, Đào Duy Từ và các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tp. Sông Công, Tp. Sông Công (cơ sở 2) và Tp. Phổ Yên.

Về các đơn vị đăng ký dự thi có tỷ lệ tốt nghiệp thấp, hệ Giáo dục trung học có 3 trường: THPT Lương Thế Vinh (92,11%); THPT Yên Ninh (95,74%) và THPT Trần Phú (96,12%). Hệ Giáo dục thường xuyên có các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên: Võ Nhai (75%), Tp. Sông Công (cơ sở 1 - 88,64%), Tp. Thái Nguyên (cơ sở 1 - 89,89%).

Thái Nguyên đứng thứ 45 trong toàn quốc (nếu chỉ tính riêng hệ Giáo dục trung học thì bình quân điểm thi là 6,42 và Thái Nguyên đứng thứ 32 toàn quốc).

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.