Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tham vấn cấp khu vực về xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia

N.Tâm - 18:00, 17/05/2023

Ngày 17/5, tại TP. Cần Thơ, Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Gọi tắt là Văn phòng Chương trình MTQG 1719) tổ chức Hội thảo Tham vấn xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ triển khai thực hiện Dự án 4, Dự án 5 - Chương trình mục tiêu quốc gia ở các cấp thuộc khu vực Tây Nam Bộ.

Đại biểu 5 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam bộ tham dự hội thảo
Đại biểu 5 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tham dự hội thảo

Tham dự và chủ trì Hội thảo có ông Đặng Tiến Hùng - Phó Chánh Văn phòng Văn phòng Chương trình MTQG 1719; ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc phương và ông Trần Văn Tài - Đại diện Đơn vị tư vấn cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên các sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; đại diện lãnh đạo HĐND, UBND cấp huyện và các Phòng Dân tộc huyện, thị xã, cùng các đại biểu đại diện lãnh đạo UBND cấp xã và Người có uy tín đến từ các tỉnh, thành phố trong khu vực Tây Nam Bộ (Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu...).

Ông Đặng Tiến Hùng – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình phát biểu khai mạc hội thảo
Ông Đặng Tiến Hùng - Phó Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu đề dẫn, ông Đặng Tiến Hùng - Phó Chánh Văn phòng Chương trình MTQG 1719 cho biết, thực hiện kế hoạch của Ủy ban Dân tộc về triển khai xây dựng, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình MTQG ở các cấp thuộc Tiểu dự 4, Dự án 5 Chương trình, Văn phòng Chương trình MTQG 1719 đã triển khai xây dựng, biên soạn bộ tài liệu theo Khung chương trình được ban hành tại Quyết định số 752/QĐ-UBDT ngày 11/10/2022 của Ủy ban Dân tộc. Đến nay, việc xây dựng và biên soạn tài liệu đã hoàn thành các bước xây dựng đề cương chi tiết, dự thảo bộ tài liệu lần 1. Tại hội thảo lần này Ban tổ chức mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm quyết và thực tế từng địa phương của các đại biểu để bộ tài liệu sớm được ban hành đưa vào sử dụng. 

Đối tượng tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng của Chương trình được quy định tại điểm d khoản 5 Mục III. Quyết định số 1719/QĐTTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 2 nhóm: Nhóm cộng đồng và Nhóm cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp. Trong đó, nhóm cộng động là Ban Giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, Người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên người DTTS và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực. Nhóm cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp nhằm nâng cao năng lực bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm cán bộ thuộc các cơ quan, ban ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong cộng động, các chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

Về Nội dung Chương trình, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho nhóm cộng đồng gồm 19 chuyên đề: Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc; Công tác lập kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719, tại địa bàn xã (cấp xã) có sự tham gia của cộng đồng, người dân; kỹ năng phát triển cộng đồng bền vững và các phương pháp phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo; kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù; công tác duy tu bão dưỡng công trình cơ sở hạ tầng.

Kỹ năng giám sát của ban giám sát đầu tư cộng đồng; nhóm hộ liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; kỹ năng xây dựng và vận hành tổ nhóm, tiếp cận thị trường, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị; kỹ năng xúc tiến thương mại và phát triển sản phẩm OCOP thương hiệu địa phương, trong sản xuất kinh doanh; Kỹ năng thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ xóa đói giảm nghèo; kỹ năng phóng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cộng đồng, người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh; mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản, tạo con lai năng suất cao; hướng dẫn chi tiết quy trình, kỹ thuật từng bước thực hiện; Mô hình chăn nuôi gia cầm (thương phẩm); quy trình và kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi giá trị; mô hình chế biến thức ăn cho gia súc, quy trình, kỹ thuật, chế biến thức ăn, thô xanh dự trữ; mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn GAP; Mô hình liên kết hộ gia đình, nhóm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị; Mô hình thâm canh cây Lâm nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ gắn với trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; mô hình du lịch cộng đồng, hướng dẫn cho các hộ dân các kỹ năng làm du lịch cộng đồng, trang bị một số kiến thức cơ bản về hoạt động du lịch cộng đồng và Chuyên đề theo Đặc thù của địa phương.

Các đại biểu sẽ làm việc trong 1 ngày nhằm đóng góp dự thảo bộ tài liệu hoàn thiện hơn
Quang cảnh Hội thảo

Nhóm cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp gồm 18 Chuyên đề: Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc; nghiệp vụ, quy trình quản lý đầu tư công trình cơ sở hạ tầng do cấp xã làm chủ đầu tư; nghiệp vụ đấu thầu cơ bản, đấu thầu cộng đồng, đấu thầu qua mạng; nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; nghiệp vụ giám sát đầu tư cộng đồng; nghiệp vụ vận hành và bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng và khai thác công trình đưa vào sử dụng; nghiệp vụ quản lý tài chính và thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, vốn sự nghiệp; kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp xã có sự tham gia của cộng đồng người dân trong phát triển kinh tế - xã hội xóa đói giảm nghèo; kỹ năng lãnh đạo và quản lý điều hành hội họp, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng tiếp công dân và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; kỹ năng xúc tiến thương mại, dịch vụ, quảng bá giới thiệu sản phẩm địa phương; kỹ năng xây dựng và thực hiện các dự án, hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển mô hình du lịch cộng đồng; kỹ năng phát triển cộng đồng bền vững và các phương pháp phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo; kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo việc tổ chức thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; kỹ năng tuyên truyền, truyền thông triển khai thực hiện đề án tổng thể về Chương trìnhMTQG và Chuyên đề theo đặc thù của địa phương.

Sau Hội thảo, Ban Tổ chức sẽ tập hợp các ý kiến của các đại biểu ở những vị trí việc làm khác nhau để nghiên cứu đưa vào bộ tài liệu, khi ban hành sẽ đầy đủ hơn và hạn chế những bất cập khi triển khai thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.