Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Thanh Hóa: Dân sống thấp thỏm trong vùng ngập lụt

Quỳnh Trâm - 09:29, 22/10/2019

Dự án bố trí sắp xếp dân cư khỏi vùng ngập lòng hồ sông Mực trên địa bàn 3 xã Bình Lương, Tân Bình (huyện Như Xuân) và Xuân Thái (huyện Như Thanh), tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt năm 2010. Gần thập kỷ đã qua, đến nay, Dự án vẫn chưa xong, khiến người dân thấp thỏm sống trong vùng ngập lụt với vô vàn khó khăn.

Vào mùa mưa, người dân phải sống trong cảnh ngập lụt, cô lập.
Vào mùa mưa, người dân phải sống trong cảnh ngập lụt, cô lập.

Xã Tân Bình, huyện Như Xuân có 65 hộ nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của hồ sông Mực. Vào mùa mưa, chỉ cần mực nước hồ dâng lên cốt 35m là các hộ dân bị ngập và chia cắt.

Anh Vi Văn Lương, thôn Sơn Thủy, xã Tân Bình chia sẻ: “Mùa mưa đến, chúng tôi lại phải sống chung với tình trạng ngập lụt triền miên. Thôn gần như bị cô lập. Hàng tháng trời, đi đâu cũng phải đi bằng thuyền, không điện, không nước sạch, xung quanh là nước ngập trắng trời. Đồng ruộng, hoa màu cũng bị ngập, nên mùa màng không có gì để thu hoạch”.

Tương tự hơn 100 hộ dân xã Bình Lương nằm bên cạnh hồ sông Mực, vùng đệm của Vườn Quốc gia Bến En cũng thường xuyên bị ngập trong mùa mưa bão, cuộc sống người dân muôn vàn khó khăn. Đặc biệt, tại xã Xuân Thái, huyện Như Thanh hiện có khoảng 355 hộ cần phải di rời gấp, do sống trong vùng lòng hồ sông Mực. 

Ông Nguyễn Hữu Sang, Chủ tịch UBND xã Xuân Thái, cho biết: Nặng nhất là các thôn Ao Ràng, Làng Lúng, Đồng Lườn... Từ khi mực nước trong lòng hồ được tích với cao trình 37,7m thì vào mùa mưa, người dân phải sống chung với nước ngập, sinh hoạt, đi lại vô cùng khó khăn. 

Được biết, Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ sông Mực được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 4803/QĐ-UBND ngày 31/12/2010, có tổng mức đầu tư là 55,311 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách nhà nước. Dự án do Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hóa làm chủ đầu tư. 

Dự án có mục tiêu là di dời 659 hộ dân đang sinh sống ở vùng ngập hồ sông Mực (dưới cao trình 37.7m) trên địa bàn 3 xã Bình Lương, Tân Bình (Như Xuân) và xã Xuân Thái (Như Thanh) đến nơi an toàn. Trong đó, xã Xuân Thái có 355 hộ phải di rời. Tuy nhiên, việc triển khai dự án gần như giẫm chân tại chỗ do không có kinh phí…

Ông Vũ Hữu Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, cho biết: Dự án được phê duyệt năm 2010, nhưng phải đến năm 2015, mới có 33 hộ dân ở xã Xuân Thái được bố trí kinh phí hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để di dời. Thời gian qua, huyện đã nhiều lần gửi văn bản báo cáo, đề nghị với UBND tỉnh và Chính phủ sớm bố trí nguồn kinh phí để thực hiện dự án tái định cư cho Nhân dân. Song đến nay, người dân vẫn phải chờ…

Hàng tháng trời, đi đâu cũng phải đi bằng thuyền, không điện, không nước sạch, xung quanh là nước ngập trắng trời. Đồng ruộng, hoa màu cũng bị ngập, nên mùa màng không có gì để thu hoạch”.

Anh Vi Văn Lương, thôn Sơn Thủy, xã Tân Bình


Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.