Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Thanh Hóa: Đau lòng xuất khẩu lao động chui

Quỳnh Trâm - 22:43, 21/11/2019

Tình trạng lao động Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài đã gây ra nhiều hệ lụy như tai nạn, bị phạt tù thậm chí là thiệt mạng... Mới đây, cái chết thương tâm của 2 công dân huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tại Trung Quốc, một lần nữa gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về thực tế này.

Chị Nguyễn Thị Bình đau buồn kể lại cái chết của chồng.
Chị Nguyễn Thị Bình đau buồn kể lại cái chết của chồng.

Ông Hoàng Văn Trọng xã Quảng Thạch (huyện Quảng Xương) đau lòng kể lại, do không có việc làm, vợ chồng con trai ông là Hoàng Trọng Dũng gửi con lại cho ông để đi làm ăn xa.

“Vợ chồng cháu gửi con lại rồi đi vào tháng 2/2019. Cháu bảo ra Hải Phòng làm ăn, tôi có biết là chúng sang lao động ở Trung Quốc đâu. Bất ngờ, vừa tôi nhận được hung tin con bị đánh chết ở Trung Quốc. Lúc đó, công an vào cuộc thì phát hiện vợ nó cũng là lao động bất hợp pháp nên đã bắt giam. Đám tang của chồng, nó cũng chưa được thả về. Phải 2 tháng sau phía Trung Quốc mới thả nó rồi trục xuất về nước”, ông Dũng ngậm ngùi kể lại.

Cùng trong vụ án này, còn có nạn nhân Đinh Văn Nguyên ở xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) cũng bị thiệt mạng bên xứ người. Hiện chị Nguyễn Thị Bình, vợ nạn nhân Nguyên, vẫn còn ám ảnh khi nhắc đến chuyện lao động “chui” ở xứ người.

Nhà chị Bình cả vợ chồng và con gái đều sang Trung Quốc làm trong xưởng giày dép. Khi anh Nguyên bị đánh chết, chị Bình cùng con gái đều bị Công an Trung Quốc bắt giữ. Đau xót thay, đám tang của anh Nguyên diễn ra trong khi chị và con gái vẫn bị giam.

Ông Phạm Hồng Thái, Trưởng Công an xã Quảng Nham cho biết: Nguyên nhân dẫn đến việc những năm trước, người dân ở xã Quảng Nham đổ xô đi lao động trái phép bên Trung Quốc là do không có việc làm. Trong khi đó, các ông chủ ở Trung Quốc thì không cần lao động phải qua đào tạo, không cần trình độ và độ tuổi.

“Chúng tôi cũng đã tuyên truyền cho người dân hiểu việc lao động trái phép rất nhiều rủi ro và hệ lụy nhiều hộ đã ký cam kết, nhưng vẫn chưa triệt để được tình trạng này. Vừa rồi, trên địa bàn xảy ra việc anh Đinh Văn Nguyên bị tử vong khi lao động trái phép bên Trung Quốc, rất buồn là lao động bất hợp pháp nên phải mất gần 1 tháng, người nhà mới làm xong thủ tục đưa tro cốt anh Nguyên trở về”, ông Thái trầm ngâm thông tin thêm.

Theo thống kê của Công an huyện Quảng Xương, toàn huyện hiện có hơn 150 người xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc. Mặc dù trong những năm gần đây, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp ngăn chặn, nhưng dường như vẫn chưa đủ mạnh để giải quyết triệt để tình trạng này.

Thượng tá Mai Xuân Ngọc, Phó trưởng Phòng An ninh Đối ngoại (PA01) Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Trước năm 2017, mỗi năm có hàng ngàn lao động người Thanh Hóa sang Trung Quốc và một số nước châu Á làm việc bất hợp pháp. Có thời điểm lên đến 14 - 15 nghìn lao động bên nước ngoài. Báo động là trong số hàng ngàn người lao động bất hợp pháp tại nước ngoài thời gian qua, đến thời điểm này, đã có 43 người tử vong khi lao động tại Trung Quốc; 39 người bị phía Trung Quốc bắt đưa ra xét xử; 2.751 người bị bắt trục xuất về nước.

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.