Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thanh Hóa: Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu có lợi thế khu vùng núi

Quỳnh Trâm - 19:23, 16/12/2022

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025”.

Lúa nếp Cay nọi - một trong những nhóm cây trồng được phát triển ở vùng cao Quan Sơn, Mường Lát
Lúa nếp Cay nọi - một trong những nhóm cây trồng được phát triển ở vùng cao Quan Sơn, Mường Lát

Đề án nhằm hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với từng vùng, miền theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát huy tính lợi thế của miền núi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án là hơn 230 tỷ đồng, trong đó gồm nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và vốn vay tín dụng chính sách.

Dự kiến, Đề án thực hiện thành công sẽ tạo sinh kế với giá trị hàng hóa giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 500 tỷ đồng, giai đoạn 2025 - 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, góp phần tăng nguồn thu ngân sách của địa phương thông qua thuế; xây dựng thương hiệu và công nhận từ 11 sản phẩm OCOP trở lên; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đặc sản phục vụ du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch khu vực miền núi phát triển.

Mặt khác, tạo sự lan tỏa sâu rộng trên địa bàn 11 huyện miền núi, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất an toàn…

Giải quyết việc làm cho nông dân (khoảng 3.500 người), tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Đồng thời phát triển dược liệu và nguồn nông sản sạch giúp tăng cường sức khỏe cộng đồng.

Tỉnh cũng đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện triển khai Đề án, trong đó có giải pháp về chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, như: Xây dựng một số cơ sở sơ chế, chế biến tại chỗ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ và chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu; xây dựng hệ thống thông tin truy suất nguồn gốc, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; đăng ký sản phẩm OCOP…

Ưu tiên áp dụng các cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước về bao tiêu sản phẩm đối với thương nhân, cơ sở chế biến và giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư các dự án vào khu vực miền núi… Đẩy mạnh quảng bá, tìm kiếm thị trường cho đầu ra cho sản phẩm.

Các đối tượng mô hình cây trồng được phát triển gồm: Trồng lúa nếp Cay nọi, lúa nếp Khẩu cú, lúa nếp Hạt cau, lúa nếp cái hoa vàng, rau ôn đới (rau trái vụ, trám xen hương bài dưới tán rừng gắn với chế biến hương, trồng dứa theo tiêu chuẩn VietGAP, trồng khoai mán ruột vàng, khoai sọ, bí phấn, đào, chè sạch theo hướng hữu cơ, tre lấy măng (măng Bum)…

Vật nuôi gồm: Nuôi vịt bản địa (vịt bầu), gà bản địa (gà H’mông, các loại gà ri), lợn bản địa (lợn đen, lợi mán, lai lòi...), cá tầm, nuôi dúi, nuôi cá (lồng, ao).

Trồng các loài dược liệu quý (lan kim tuyến, một số loài sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu, Bảy lá một hoa, tam thất...) dưới tán rừng, trồng lan kim tuyến (tập trung), trồng sa nhân, màng tang, an xoa, sạ đen, ba kích, sa nhân tím, sâm bố chính, bình vôi, khôi tía, nhân trần, bách bộ xen mạch môn đông, kim ngân hoa, ngải cứu, mạch môn đông, thiên môn đông, xuyên tâm liên...

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.