Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở huyện miền núi Ngọc Lặc

Quỳnh Trâm - 15:11, 05/12/2022

Ngọc Lặc là 1 trong 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm và thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, thông qua việc triển khai những chương trình, dự án chính sách dân tộc hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân nghèo, cận nghèo vượt khó, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Anh Lương Văn Tưởng ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện thành công mô hình trồng cam an toàn để vươn lên thoát nghèo
Anh Lương Văn Tưởng ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện thành công mô hình trồng cam an toàn để vươn lên thoát nghèo

Từng là một hộ nghèo, nhiều năm qua, gia đình anh Phạm Văn Quý, thôn Lương Thiện, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc loay hoay với câu hỏi, làm gì để sinh sống, để con cái học hành và thoát khỏi cái nghèo, cái khó bủa vây. Cuối năm 2016, anh Quý rất vui mừng khi gia đình được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống sinh sản, đồng thời được vay vốn hỗ trợ sinh kế, vợ chồng anh đã bỏ công sức chăm sóc bò đúng theo quy trình hướng dẫn, đồng thời nuôi thêm ngan, gà. 

Kết quả đến nay, sau hơn 5 năm, gia đình anh Quý có 3 con bò và đàn ngan, gà gần 200 con. Từ năm 2019, gia đình anh Quý đã được ra khỏi danh sách hộ nghèo. Việc ra khỏi danh sách hộ nghèo, trở thành động lực để gia đình anh tiếp tục vươn lên làm kinh tế, có của ăn của để. Và thành quả là đến nay, sau thời gian tích lũy, gia đình anh đã xây dựng được một căn nhà mái bằng khang trang, sạch sẽ.

Hay như trường hợp của anh Lương Văn Tưởng, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc trước kia phải đi làm thuê trong miền Nam, sau đó anh về quê lập nghiệp. Cũng như các gia đình khác ở Kiên Thọ, anh Tưởng chủ yếu trồng mía, sắn, dứa… tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2019, nhờ được chính quyền hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, anh đã thực hiện mô hình trồng gần 1.000 gốc cam Canh an toàn. Tới nay, sau 4 năm, mô hình này đã phát huy hiệu quả.

Những con đường mở ra no ấm cho đồng bào dân tộc Mường tại huyện Ngọc Lặc
Những con đường mở ra no ấm cho đồng bào dân tộc Mường tại huyện Ngọc Lặc

Hiện, mỗi năm gia đình anh Tưởng xuất bán khoảng 20 - 30 tấn cam an toàn. Với giá bán bình quân tại vườn 25.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi vụ cam, gia đình anh Tưởng thu về 500 - 600 triệu đồng. Anh Lương Văn Tưởng được đánh giá là một trong các hộ tiên phong trồng cam, thoát nghèo và làm giàu từ cam ở mảnh đất Kiên Thọ này.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Ngọc Lặc có gần 4.160 hộ nghèo và cận nghèo. Huyện đang phấn đấu mỗi năm sẽ giảm bình quân 2,3% số hộ nghèo trở lên. Để đạt mục tiêu này, huyện sẽ đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân và chính quyền các cấp; đồng thời tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh… cũng như chú trọng các mô hình liên kết, gắn phát triển sản xuất với chế biến, tiêu thụ.

Ông Phạm Văn Đạt - Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc khẳng định: Trong giai đoạn 2016 - 2020, từ các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, huyện Ngọc Lặc đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng đạt được chỉ tiêu xây dựng NTM.

Nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả ở các xã miền núi (Ngọc Lặc) cho hiệu quả kinh tế cao
Nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả ở các xã miền núi (Ngọc Lặc) cho hiệu quả kinh tế cao

Đến nay, toàn huyện đã có 12 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 xã đạt NTM nâng cao và dự kiến năm 2022 sẽ có thêm 4 xã đạt 19/19 tiêu chí; 20 thôn phấn đấu đạt chuẩn NTM và 2 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2025 huyện Ngọc Lặc hoàn thành mục tiêu huyện NTM.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, huyện Ngọc Lặc đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là, tiếp tục tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ các chương trình MTQG, đặc biệt là nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 để hỗ trợ, giải quyết toàn diện những khó khăn, những nhu cầu thiết yếu trong đời sống dân sinh của đồng bào; đồng thời  tăng cường công tác lãnh đạo một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các cơ chế, chính sách trong xây dựng NTM ở các xã, đặc biệt là thực thi dân chủ, giám sát cộng đồng. 

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.