Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Thanh Vận nỗ lực giảm nghèo

Lý Dũng - 01:00, 16/10/2022

Thanh Vận hiện là một trong những xã nghèo của huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, ngay từ đầu năm, cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã, thôn đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

Người dân thôn Nà Rẫy thực hiện mô hình trồng dưa chuột Nhật Bản mang lại nguồn thu nhập khá
Người dân thôn Nà Rẫy thực hiện mô hình trồng dưa chuột Nhật Bản mang lại nguồn thu nhập khá

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo của Thanh Vận còn chiếm 28,69%, hộ cận nghèo chiếm 12,22%. Nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo còn cao là do các hộ nghèo chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thu nhập thấp; không dám vay vốn đầu tư, thiếu tư liệu sản xuất, có người đau ốm, bệnh nặng và ảnh hưởng bỡi thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng lao động trong các hộ nghèo chưa qua đào tạo, thiếu chuyên môn kỹ thuật và kiến thức làm ăn; gia đình đông người, thiếu lao động, người già cả, cô đơn; một số ít hộ vẫn còn tư tưởng, tâm lý không muốn thoát nghèo trông chờ, ỷ lại để hưởng chính sách của Nhà nước, bằng lòng với cuộc sống hiện tại…

Với mục tiêu phấn đấu mỗi năm xã giảm từ 3,5% hộ nghèo (21 hộ) theo chỉ tiêu huyện giao, hiện công cuộc giảm nghèo đang được cấp ủy, chính quyền xã Thanh Vận xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Theo đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, địa phương dự kiến kế hoạch vốn đầu tư cho chương trình này gần 6 tỷ đồng để đầu tư thực hiện các dự án gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo về chăn nuôi, trồng trọt tại thôn đặc biệt khó khăn Nà Đon; hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài  và dự án hỗ trợ nhà ở cho 114 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã.

Từ đầu năm đến nay, chính quyền xã Thanh Vận đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho 56 lượt hộ vay vốn ưu đãi với doanh số cho vay hơn 6,6 tỷ đồng; tổ chức 1 lớp đan lát mây tre với 35 học viên tham gia; tạo việc làm cho 66 lao động địa phương làm việc tại các công ty trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Xã cũng đề nghị cấp 305 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo; đề nghị hỗ trợ 15 hộ nghèo làm nhà ở và hỗ trợ đầy đủ các chính sách về giáo dục, văn hóa, thông tin… cho học sinh, hộ nghèo.

Nhân dân xã Thanh Vận tập trung đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo
Nhân dân xã Thanh Vận tập trung đẩy mạnh sản xuất, vươn lên thoát nghèo

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, thời gian qua, địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, trên địa bàn xã có 7 mô hình kinh tế phát triển sản xuất theo hình thức Tổ hợp tác, gồm: Mô hình dưa chuột Nhật Bản; ngô sinh khối; khẩu thuy; dê sinh sản, gà thiến và mô hình trồng rừng. Thông qua các mô hình này, đã làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức trồng trọt, chăn nuôi mới, để tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Ông Hà Văn Hưởng - Chủ tịch UBND xã Thanh Vận cho biết: Để thực hiện Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả, trong thời gian tới, địa phương đưa ra các giải pháp như: Tiếp tục bám sát các chỉ tiêu, kế hoạch của cấp trên giao để thực hiện; tập trung đôn đốc, kiểm tra đối với các thành viên được phân công nhiệm vụ để bán sát từng thôn bản, hộ nghèo, cận nghèo để hướng dẫn, tư vấn sản xuất phát triển kinh tế, định hướng lao động việc làm, vay vốn, tập huấn khoa học - kỹ thuật.

Bên cạnh đó, chính quyền xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các ban ngành, đoàn thể từ xã đến thôn, cá nhân nhận thức đầy đủ về công tác giảm nghèo để mọi người cùng tham gia, bản thân các hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Tích cực vận động xã hội hóa từ các nguồn lực, các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân giúp đỡ, ủng hộ các hộ nghèo về cơ sở vật chất, tài chính tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển kinh tế và tiếp cận dịch vụ xã hội.

Cùng với đó, xã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở, các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp đối với đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật… đẩy mạnh giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, vay vốn ưu đãi để hộ nghèo phát triển sản xuất, vươn lên ổn định đời sống.

Tin cùng chuyên mục
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.