Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tháo gỡ nút thắt, tạo động lực để phát triển vùng nguyên liệu cho ngành gỗ

Khánh Ngân - 17:16, 09/08/2022

Sáng 9/8, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề: “Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu”

Tại Diễn đàn, thực trạng trồng rừng và công nghiệp chế biến gỗ của nước ta được thông tin một cách đầy đủ
Tại Diễn đàn, thực trạng trồng rừng và công nghiệp chế biến gỗ của nước ta được thông tin một cách đầy đủ

Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh ngành công nghiệp gỗ, gỗ xuất khẩu có những bước phát triển vượt trội. Ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cũng phát triển mạnh mẽ với chuỗi nhà máy chế biến gỗ kéo dài từ Bắc vào Nam. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế từ tư nhân đến Nhà nước, liên doanh nước ngoài...

Trước nhu cầu về nguồn nguyên liệu lớn, nông dân, chủ rừng cũng đã chuyển đổi cơ cấu trồng trừng phù hợp với nhu cầu của thị trường. Theo đó, diện tích trồng rừng gỗ lớn cũng tăng lên mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011 - 2020 cả nước trồng 2.450.400 ha rừng trồng sản xuất, trong đó diện tích trồng mới 800.981 ha và trồng lại 1.649.419 ha. Diện tích rừng trồng được phân bố tất cả các vùng kinh tế trong cả nước, tập trung ở các loại gỗ như keo, bạch đàn, mỡ, lát xoan…

Đã có nhiều ý kiến thảo luận nhằm nhận diện nút thắt, tìm động lực phát triển bền vững cho ngành trồng rừng và chế biến gỗ phát triển bền vững
Đã có nhiều ý kiến thảo luận nhằm nhận diện nút thắt, tìm động lực phát triển bền vững cho ngành trồng rừng và chế biến gỗ phát triển bền vững

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước hiện có 744 đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp; 632 vườn ươm kiên cố, 1.063 vườn ươm tạm thời và 37 nhà nuôi cấy mô. Đáp ứng đủ nhu cầu về giống cho người trồng. Tuy nhiên trên thực tế, loại giống cung cấp ra thị trường vẫn là những loài cây truyền thống, thiếu vắng loại cây chủ lực mang tính đột phá.

Cùng với Trồng rừng, ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng phát triển mạnh mẽ. Cả nước hiện có 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 14,21 tỷ USD, xuất siêu trên 10 tỷ USD, xuất khẩu sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ...

Tại Diễn đàn, các đại biểu, chuyên gia đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề về quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu tại các địa phương; công tác quản lý và tổ chức sản xuất tại các vùng nguyên liệu...

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu gỗ; xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cấp chứng chỉ tại các vùng gỗ nguyên liệu cũng đưa đưa ra mổ xẻ để tìm giải pháp phù hợp nhất.

Trước khi Diễn đàn diễn ra, các đại biểu đã đi tham quan mô hình rừng FSC tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Trước khi Diễn đàn diễn ra, các đại biểu đã đi tham quan mô hình rừng FSC tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Một trong nhưng vẫn đề được các đại biểu tham gia Diễn đàn quan tâm, đó là Thị trường cung ứng và tiêu thụ nguyên liệu gỗ. Áp dụng khoa học công nghệ pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ được nhiều ý kiến đề xuất. Giải pháp tập trung vào công nghệ ươm tạo, nhân giống cây lâm nghiệp đạt tiêu chuẩn và cải tiến, nâng cao chất lượng vườn ươm cây giống để tạo ra những giống cây có chất lượng, năng suất được đề cập. Bên cạnh đó, công tác quản lý kiểm soát việc sản xuất và cung ứng cây giống cũng được quan tâm.

Phần liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với chính quyền và người dân nhằm tránh tình trạng hợp đồng bị phá vỡ, gây thiệt hại cho các bên; hợp tác và thống nhất giữa các doanh nghiệp tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Để tạo ra một môi trường kết hợp giữ người trồng và đơn vị chế biến xuất khẩu đựa đưa ra thảo luận sôi nổi thu hút nhiều ý kiến đóng góp …

Diễn đàn là cơ hội để giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan chuyên môn và nông dân trồng rừng của 5 tỉnh miền Trung, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế về phát triển rừng kinh tế, trồng rừng thâm canh gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC…

Tin cùng chuyên mục