Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới có gần 260 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 10:04, 25/11/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 25/11/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 259.607.344 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.189.902 ca tử vong và 234.772.500 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 573.311 ca nhiễm mới, trong đó 6.644 ca tử vong vì đại dịch.


Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu Âu. (Ảnh: Reuters)
Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu Âu. (Ảnh: Reuters)

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 71.532.841 ca mắc COVID-19, trong đó 1.392.333 ca tử vong. Hết ngày 24/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 396.187 ca nhiễm mới và 4.154 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 73.966 ca, trong đó 321 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang xếp thứ 4 châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 5.546.915 ca nhiễm và 100.481 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.240 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.434.393 ca nhiễm COVID-19, trong đó 267.819 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Anh. Với số ca mắc mới 43.676 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 9.974.843 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 149 ca, lên tổng số 144.286 ca. Đức hiện đang xếp vị trí thứ 4 tại châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Ba Lan (28.380 ca); Czechia(25.864 ca); Hà Lan (23.002 ca); Ba Lan (23.709 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 81.602.481 ca nhiễm và 1.205.092 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 86.830 ca mắc và 1.005 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 78.866.443 ca được điều trị khỏi; 1.530.946 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 29.213 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.541.349 ca mắc COVID-19, trong đó 466.584 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 27.592 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 8.652.172 ca nhiễm COVID-19 và 75.618 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 58.550.965 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.186.364 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 48.908.143 ca nhiễm COVID-19, trong đó 797.179 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (65.578 ca); Mexico (3.698 ca); Canada (1.484 ca)…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.871.109 ca, trong đó 1.179.401 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.043.112 ca nhiễm, trong đó 613.339 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.691.234 ca nhiễm, trong đó 222.527 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.950.035 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.657 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 357.993 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.170 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.460 ca); Fiji (6 ca); Papua New Guinea (102 ca); New Caledonia (38 ca), và New Zealand (216 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 13.893.052 ca mắc COVID-19, trong đó 289.209 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 28.456 ca mắc COVID-19 và 463 ca tử vong vì dịch bệnh.

Về số ca tử vong, các quốc gia ASEAN đều ghi nhận ca tử vong mới: Philippines (200 ca), Việt Nam (125 ca), Thái Lan (55 ca), Malaysia (47 ca), Indonesia (13 ca), Myanmar (7 ca), Singapore (5 ca), Lào (5 ca), Campuchia (5 ca) và Brunei (1 ca).

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 451 ca bệnh mới và chỉ có 13 ca tử vong..

Trong ngày 24/11, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN. Nước này ghi nhận 5.857 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.081.992 ca.

Tại Malaysia, nước này có thêm 5.594 ca mắc mới, đứng thứ ba ASEAN về ca mắc mới, chỉ sau Việt Nam và Thái Lan. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.597.080 ca mắc COVID-19.

Singapore ghi nhận 1.782 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 255.431 ca mắc.

Tiếp đó là Lào với 1.336 ca mắc mới; Philippines với 890 ca mắc mới; Myanmar với 631 ca mắc mới; Indonesia với 451 ca mắc mới; Brunei với 70 ca mắc mới và Campuchia với 34 ca mắc mới./.

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.