Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới có gần 30,7 triệu ca mắc COVID-19

PV - 11:09, 19/09/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 19/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 30.659.447 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 955.281 ca tử vong và 22.310.713 ca phục hồi. Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Mumbai, Ấn Độ ngày 17/9. (Ảnh: 91latestnews.online)
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Mumbai, Ấn Độ ngày 17/9. (Ảnh: 91latestnews.online)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 288.090 ca mắc mới và 5.011 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 6.920.379 ca nhiễm COVID-19, trong đó 203.083 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 18/9, giới chức Mỹ ghi nhận có thêm 45.783 ca mắc mới và 870 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 4.353.623 người, với 215.499 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 50.866 ca nhiễm mới và 653 ca tử vong vì COVID-19. Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 1.091.186 ca mắc COVID-19 và 19.195 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 5.905 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 134 ca.

Tây Ban Nha, Pháp, Anh lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 659.334; 428.696 và 385.936 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra, số các ca mắc bệnh cũng tiếp tục tăng cao tại nhiều quốc gia châu Âu khác, trong đó có Ukraine, Đức, Bỉ, Hà Lan, Romania, CH Séc … Tình hình dịch bệnh tại châu Âu đang có chiều hướng diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là tại Anh. Theo Bộ trưởng Y tế nước này Matt Hancock cho biết tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên cả nước, theo đó cứ 8 ngày số bệnh nhân nhập viện lại tăng gấp đôi. Trong khi đó, Pháp và CH Séc lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới trong 1 ngày cao nhất từ trước tới nay. Cụ thể, Pháp ghi nhận thêm 10.593 ca mắc, còn Séc ghi nhận 3.130 ca mắc mới.

Châu Á, đã có tổng cộng 9.224.264 ca nhiễm và 173.549 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 124.478 ca mắc mới và 1.835 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 7.508.880 ca được điều trị khỏi; 1.541.835 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 19.609 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 18/9, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 92.789 ca mắc mới và 1.221 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 5.305.475 và 85.625 ca. Theo giới chức Ấn Độ, nước này liên tục ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất trên toàn thế giới. Chỉ trong một tuần qua, mỗi ngày quốc gia này ghi nhận trung bình trên 90.000 ca mắc mới. Hiện số ca mắc mới ghi nhận mỗi ngày tại Ấn Độ cao gấp đôi số ca mắc mới mỗi ngày trung bình tại Mỹ và Brazil.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 18/9, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 416.198 người, sau khi có thêm 3.049 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 144 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 23.952 trường hợp.

Những ngày qua, Hàn Quốc liên tục ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày tăng mức ba con số. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) ngày 18/9 công bố nước này đã ghi nhận tổng số 22.783 ca mắc COVID-19, tăng 126 ca so với một ngày trước đó, trong đó có 109 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 17 ca nhập cảnh. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chung Sye-kyun đã kêu gọi người dân hạn chế về quê thăm gia đình, họ hàng vào kỳ nghỉ Tết Trung thu sắp tới.

Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 18/9, khu vực này ghi nhận thêm 7.687 ca mắc mới và 172 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, tính đến nay khu vực này ghi nhận có tổng cộng 593.237 ca mắc COVID-19, trong đó 14.488 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippine, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Thái Lan. Indonesia dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các nước khác. Trong ngày 18/9, Indonesia ghi nhận 3.891 ca mắc COVID-19 mới và 114 ca tử vong. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận có 9.336 ca tử vong và 236.519 ca mắc COVID-19. Nước này cũng ghi nhận có 170.774 bệnh nhân đã hồi phục.

Philppines hiện đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc COVID-19 với 279.526 ca, trong đó 4.830 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 18/9, Philippines ghi nhận 3.257 ca nhiễm mới, trong đó 208.790 ca hồi phục. Sau nhiều tháng bình yên, những ngày gần đây Myanmar bất ngờ ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh. Là một "điểm nóng" COVID-19 mới trong khu vực, Myanmar đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 lên tới 4.467 trường hợp, trong đó có 70 ca tử vong và 1.130 bệnh nhân đã hồi phục. Trong 24 giờ qua, nước này có 424 ca nhiễm mới.

Ngày 18/9, giới chức Thái Lan ghi nhận thêm 1 ca nhiễm mới COVID-19. Trước đó, Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan cho biết các cửa khẩu ở biên giới giữa nước này với Myanmar tạm thời đóng cửa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 cũng như nạn buôn bán ma túy. Tính đến nay, Thái Lan ghi nhận so ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là 3.497 trường hợp. Tới nay, nước này có 59 ca tử vong vì virus SARS-CoV-2.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 53.873 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 8.243.576 ca, tổng số người tử vong là 296.201 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 5.116.498 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 684.113 ca nhiễm và 72.179 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 141.911 ca nhiễm và 9.205 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 7.409.823 ca nhiễm; 235.470 ca tử vong và 6.158.484 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 4.497.434 ca nhiễm, trong đó 135.857 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 750.471 ca nhiễm và 23.850 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Peru với 750.098 ca nhiễm và 31.146 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, chỉ có Australia là quốc gia trong khu vực ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 48 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 26.861 ca. Tính đến sáng 19/9, nước này chưa ghi nhận thêm 5 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2. Tính đến nay, Australia ghi nhận đã có 837 trường hợp tử vong vì COVID-19. New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.809 ca, trong đó 25 trường hợp tử vong. French Polynesia đứng thứ 3 trong khu vực chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc ghi này ghi nhận có 1.099 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 2 trường hợp tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.397.097 ca mắc COVID-19, trong đó 33.675 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 657.627 trường hợp, trong đó 15.857 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 2.055 ca mắc mới COVID-19 và 85 ca tử vong vì đại dịch. Ai Cập là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 101.772 ca nhiễm COVID-19 và 5.733 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Morocco với 97.264 ca nhiễm và 1.755 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.