Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Thế giới có hơn 229 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 08:15, 20/09/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 20/9/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 229.232.952 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.704.336 ca tử vong và 205.841.496 ca bình phục.

Philippines ghi nhiều ca mắc mới COVID-19 nhất trong 24 giờ qua tại khu vực ASEAN. (Ảnh: Thephilstar)
Philippines ghi nhiều ca mắc mới COVID-19 nhất trong 24 giờ qua tại khu vực ASEAN. (Ảnh: Thephilstar)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 323.714 ca mắc và 5.117 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 42.895.046 ca nhiễm COVID-19, trong đó 691.864 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Ấn Độ (30.809 ca); Anh (29.612 ca); Mỹ (28.241 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (26.398 ca);…Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Nga (793 ca); Mexico (765 ca); Ấn Độ (296 ca); Mỹ (295 ca)…

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 57.634.092 ca mắc COVID-19, trong đó 1.203.563 ca tử vong. Hết ngày 19/9, châu lục này ghi nhận đã có thêm 94.624 ca nhiễm mới và 1.255 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 29.612 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 7.429.746 ca nhiễm và 135.203 ca tử vong vì COVID-19. Nga ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 20.174 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 793 ca.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 74.102.734 ca nhiễm và 1.089.944 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 1.097.765 ca mắc và 2.243 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 70.088.265 ca được điều trị khỏi; 217.519 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 37.620 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 19/9, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 30.809 ca mắc mới và 296 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 33.477.819 ca và 445.165 ca. Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Philippines… lần lượt xếp sau Ấn Độ về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu Á.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 51.523.348 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.047.143 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama, … Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 sau Mỹ về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Tuy nhiên, quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 765 ca tử vong, trong đó 11.711 ca mắc mới COVID-19.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 37.540.182 ca, trong đó 1.146.743 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn đứng đầu khu vực và thứ 3 thế giới về ảnh hưởng của đại dịch. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.239.783 ca nhiễm, trong đó 590.752 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.229.554 ca nhiễm, trong đó 206.525 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.882.630 ca nhiễm COVID-19, trong đó 86.174 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 202.321 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.582 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fijivà French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.592 ca); New Zealand (22 ca) và New Caledonia (130 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 11.468.504 ca mắc COVID-19, trong đó 252.107 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 61.187 ca mắc COVID-19 và 1.038 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong ngày 19/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Philippines với 19.271 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.366.749 ca. Đứng số 2 tại ASEAN về ca mắc mới hàng ngày là Malaysia với 14.954 ca. Tính đến nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.082.876 ca mắc COVID-19. Thái Lan đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 19/9 với 13.576 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.476.477 ca.

Về số ca tử vong, có 7 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới, bao gồm Malaysia (324 ca), Việt Nam (233 ca), Philippines (205 ca), Indonesia (145 ca), Thái Lan (117 ca), Campuchia (13 ca) và Timor-Lester (1 ca).

Liên quan đến chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri cho biết chính phủ nước này đã quyết định tiêm mũi tăng cường vaccine COVID-19 cho những nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi để nâng cao hệ miễn dịch.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 19/9, Thủ tướng Ismail nhấn mạnh việc triển khai mũi tiêm tăng cường cho các nhóm có nguy cơ cao như có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch và người cao tuổi sẽ được triển khai sau khi tỷ lệ tiêm chủng quốc gia đạt 80% nhóm người trưởng thành. Mũi tiêm tăng cường này sẽ làm tăng khả năng miễn dịch ở những người có nguy cơ cao vì khả năng miễn dịch của họ có thể suy giảm sau một thời gian nhất định kể từ khi tiêm mũi thứ hai.

Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết, việc triển khai mũi tiêm tăng cường có thể sẽ được bắt đầu vào tháng 10 tới. Trước đó, ông Khairy cảnh báo rằng nguyên nhân của số ca nhiễm mới và tử vong tại bang Sarawak tăng cao có thể là do hệ miễn dịch suy giảm. Sarawak là bang có tỷ lệ tiêm chủng cao và sớm nhất cả nước./.

Tin cùng chuyên mục
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.