Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Thế hệ "Nghệ nhân nhí” - Niềm tin vào sự trường tồn của văn hóa truyền thống

Ngọc Thu - 03:02, 28/10/2023

Sinh ra ở vùng đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS, những đứa trẻ ở vùng đất Tây Nguyên, ngay từ nhỏ đã được sống cùng các lễ hội, với bập bùng ánh lửa, và hòa cùng nhịp chiêng, tiếng cồng của ông bà, cha mẹ... Đây cũng chính là những dòng sữa đã nuôi dưỡng những “nghệ nhân nhí” ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Bằng sự trong sáng, năng khiếu văn nghệ tiềm ẩn, ý thức kế thừa mạnh mẽ, nhiều em nhỏ đã và đang góp phần khẳng định sức sống của di sản văn hóa dân tộc.

Những nghệ nhân “nhí” ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã khẳng định sức sống di sản từ ý thức, trách nhiệm kế thừa mạnh mẽ
Những nghệ nhân “nhí” ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã khẳng định sức sống di sản từ ý thức, trách nhiệm kế thừa mạnh mẽ

Tỉnh Gia Lai có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số, chủ yếu là đồng bào Ba Na và Gia Rai. Trong các buôn làng hiện nay có rất nhiều "nghệ nhân nhí" được biểu dương, ưu tiên đứng ở vị trí dẫn đầu đội chiêng. Theo sau là đội đánh trống, chiêng và xoang. Các em có khi hóa thân thành các pơtual (chú hề), các pram (hình nộm, hồn ma)… mang đầy vẻ đẹp nguyên sơ của đại ngàn.  Cũng có khi, chính các em là những nghệ nhân chính tham gia đánh chiêng, chơi nhạc cụ điêu luyện.

Hầu như ở Gia Lai, làng đồng bào DTTS nào cũng có ít nhất một đội cồng chiêng, có thành viên là các em nhỏ tham gia. Điển hình như  làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh), làng T'Nùng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro), làng Mơ Hra Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang)... còn có riêng một đội cồng chiêng nhí. 

Vào dịp lễ, hội làng, các "nghệ nhân nhí" rất tích cực, hào hứng tham gia các buổi biểu diễn đánh chiêng, trống; biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc với thanh âm trong trẻo, mượt mà, vang vọng. Đặc biệt là, những bản làng có đội chiêng nữ nhỏ tuổi, với đôi chân trần lướt nhẹ trên cỏ múa xoang điệu nghệ, uyển chuyển. Dù đứng ở vị trí nào trong các màn trình diễn, các em đều thể hiện hết khả năng, say sưa với nhịp chiêng, điệu xoang, hồn nhiên, nhẹ nhàng mang văn hóa dân tộc đến với tất cả công chúng.

Niềm đam mê, sự cố gắng nỗ lực của những nghệ nhân nhí -cũng là chủ thể di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã cho thấy ý thức về trách nhiệm của thế hệ tiếp nối trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình và gìn giữ, phát triển văn hóa cồng chiêng đến mai sau.

Trẻ em trong buôn làng Gia Lai nắm tay nối nhịp xoang trước nhà rông truyền thống
Trẻ em trong buôn làng Gia Lai nắm tay nối nhịp xoang trước nhà rông truyền thống
Tại các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai không khó bắt gặp những hình ảnh trẻ em tập trung tại nhà rông bắt đầu tập gõ trống, nhạc
Tại các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai không khó bắt gặp những hình ảnh trẻ em tập trung tại nhà rông bắt đầu tập gõ trống, nhạc
Các nghệ nhân nhí bắt đầu tìm hiểu "thử sức" với chiêng lớn
Các nghệ nhân nhí bắt đầu tìm hiểu "thử sức" với chiêng lớn
Những nghệ nhân lớn tuổi nhiệt tình truyền nghề lại cho các thế hệ trẻ tiếp nối để văn hóa truyền thống không bị mai một
Những nghệ nhân lớn tuổi nhiệt tình truyền nghề lại cho các thế hệ trẻ tiếp nối để văn hóa truyền thống không bị mai một
Trình diễn tại các lễ hội, các đội chiêng của buôn làng luôn xuất hiện những nghệ nhân “nhí” mang lại nét tươi mới, ngộ nghĩnh
Trình diễn tại các lễ hội, các đội chiêng của buôn làng luôn xuất hiện những nghệ nhân “nhí” mang lại nét tươi mới, ngộ nghĩnh
Nghệ nhân nhí hoá trang thành pơtual (múa hề) nhằm tạo không khí vui tươi cho phần trình diễn
Nghệ nhân nhí hoá trang thành pơtual (múa hề) nhằm tạo không khí vui tươi cho phần trình diễn
Các nghệ nhân nhí nữ thể hiện điệu xoang mềm mại, uyển chuyển, điêu luyện
Các nghệ nhân nhí nữ thể hiện điệu xoang mềm mại, uyển chuyển, điêu luyện
Những bước đi cà kheo vững vàng, điêu luyện của nghệ nhân nhí thị xã An Khê
Những bước đi cà kheo vững vàng, điêu luyện của nghệ nhân nhí thị xã An Khê
Những tiết mục trình diễn âm nhạc truyền thống của những nghệ nhân nhí luôn hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem
Những tiết mục trình diễn âm nhạc truyền thống của những nghệ nhân nhí luôn hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem
Những nghệ nhân “nhí” ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang góp phần tạo nên sức sống mới cho văn hóa truyền thống dân tộc
Những nghệ nhân “nhí” ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang góp phần tạo nên sức sống mới cho văn hóa truyền thống dân tộc
Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.