Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Thêm 13 di sản ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

T.Hợp - 09:17, 11/03/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có 13 quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phụ nữ dân tộc Bru-Vân Kiều trong Lễ hội mừng cơm mới. Ảnh minh hoạ
Phụ nữ dân tộc Bru-Vân Kiều trong Lễ hội mừng cơm mới. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:

1. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Nghi lễ Xé Pang Á (Cầu an) của người Kháng, huyện Quỳnh Nhai, huyện Mường La, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

2. Lễ hội truyền thống Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

3. Lễ hội truyền thống Lễ hội chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

4. Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

5. Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

6. Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Dô, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

7. Nghề thủ công truyền thống Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ.

8. Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

9. Nghề thủ công truyền thống Nghề đan gùi của người XTiêng, huyện Bù Đăng, huyện Bù Gia Mập, huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

10. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Nghi lễ Nhảng chập đáo (Tết nhảy) của người Dao quần chẹt, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

11. Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn xếp chữ, hát chèo chải cổ trong Lễ hội Ngư Võng phường, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

12. Lễ hội truyền thống Lễ hội đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

13. Lễ hội truyền thống Lễ hội đền Bà Vũ, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.