Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Thi đua sản xuất để thoát nghèo

PV - 10:12, 20/06/2018

Thu nhập chủ yếu phụ thuộc sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng ở bản Thạy, xã Chiềng Ban (Mai Sơn, Sơn La) đã có nhiều gia đình vươn lên khá giả nhờ đoàn kết giúp đỡ nhau. Bản có 84 hộ dân thì đã có 11 nông dân được tặng danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Trước đây, thu nhập của gia đình ông Giào Văn Lan, ở bản Thạy bấp bênh do chủ yếu dựa vào 2ha trồng ngô, sắn. Được chính quyền địa phương tuyên truyền chuyển đổi cây trồng, lại thêm nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Sơn, ông đã chuyển 2ha đất sản xuất sang trồng cây cà phê, năng suất 12 tấn/ha. Ngoài ra, ông còn canh tác thêm 4.000m2 lúa 2 vụ, sản lượng đạt 3 tấn/năm.

 Ở Chiềng Ban đã có nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Ở Chiềng Ban đã có nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

“Để nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác, gia đình tôi còn trồng xen cây ăn quả với cây cà phê, thu nhập hằng năm của gia đình đạt 350 triệu đồng”, ông Lan chia sẻ.

Cùng với gia đình ông Lan, nhiều hộ khác ở bản Thạy cũng thay đổi nếp nghĩ để phát triển kinh tế. Toàn bản hiện có trên 86ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 22ha lúa 2 vụ, 45ha cà phê, sản lượng trên 540 tấn quả tươi/năm... Năm 2017, bà con trong bản đã trồng 4ha cây xoài, mận hậu... xen vào diện tích cà phê.

Ngoài ra, chăn nuôi cũng được nhiều hộ dân trong bản chú trọng phát triển, hiện toàn bản đã có hơn 30 con gia súc; 46 con dê và gần 5.000 con gia cầm các loại. Với lợi thế về nguồn nước, người dân còn đào hơn 2ha ao thả cá, sản lượng hơn 2 tấn cá thương phẩm/năm, tăng thêm nguồn thu nhập cho bà con.

Theo chia sẻ của ông Cầm Văn Dũng, Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân bản Thạy, để giúp hội viên phát triển kinh tế, Chi hội Nông dân bản đã vận động hội viên tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Thông qua việc tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Do vậy, có nhiều hộ gia đình đã có thu nhập từ 100-200 triệu đồng trở lên, góp phần tăng tỷ lệ gia đình khá giả, giảm số hộ nghèo ở bản xuống còn 5 hộ.

TÙNG NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.