Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thị xã Ayun Pa công bố dịch lở mồm long móng

Vũ Chi - 10:40, 20/10/2022

Thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vừa công bố dịch lở mồm long móng (LMLM) tại 2 xã Ia Sao và Ia Rtô sau khi phát hiện 72 con bò của 20 hộ dân mắc bệnh.

Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã xuống kiểm tra, hướng dẫn hộ chăn nuôi chăm sóc, điều trị giúp đàn gia súc nhiễm bệnh nhanh phục hồi. Ảnh: Vũ Chi
Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã xuống kiểm tra, hướng dẫn hộ chăn nuôi chăm sóc, điều trị giúp đàn gia súc nhiễm bệnh nhanh phục hồi. Ảnh: Vũ Chi

Ngành chức năng cùng chính quyền địa phương đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách nhằm khoanh vùng, khống chế dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Cụ thể, ngày 17/10, UBND thị xã đã quyết định công bố dịch LMLM trên địa bàn 2 xã Ia Sao và Ia Rtô. Đến thời điểm hiện tại đã có 72 con bò của 20 hộ bị bệnh LMLM. Đây là bệnh do vi rút gây ra, lây lan nhanh, chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, khi thấy gia súc nghi mắc bệnh cần cách ly ngay, chăm sóc, điều trị triệu chứng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã-cho hay: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cũng đã cấp 24 lít hóa chất cho 2 xã có dịch để phun tiêu độc khử trùng nhằm nhanh chóng khoanh vùng dập dịch. Hiện UBND thị xã đã trích kinh phí, giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp mua vắc xin LMLM để hỗ trợ bà con tiêm phòng cho gia súc. Song vì số lượng có hạn, Trung tâm kiến nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cấp hỗ trợ vắc xin giúp các địa phương tiêm bao phủ đàn vật nuôi để nhanh chóng khống chế dịch. Trung tâm cũng khuyến cáo các hộ chăn nuôi nên chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi để đảm bảo an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Cây vầu từng được ví như “cây vàng xanh” ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ cây vầu trở nên khó khăn, giá thấp khiến các doanh nghiệp bao năm nay chuyên thu mua vầu của người dân, thì nay thu mua cầm chừng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trồng vầu.