Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Thiếu nguồn lực, khó về đích

Tùng Nguyên - 13:37, 23/09/2020

Giai đoạn 2016 – 2020, cả nước có 20.176 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc 2.018 xã khu vực II và 1.313 xã khu vực I của 51 tỉnh, thành phố vùng DTTS và miền núi. Để các địa phương này “về đích” nông thôn mới (NTM) là không hề dễ dàng.

Xây dựng NTM ở các địa bàn đặc biệt khó khăn còn nhiều gian nan. (Ảnh minh họa)
Xây dựng NTM ở các địa bàn đặc biệt khó khăn còn nhiều gian nan. (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá, việc thôn ĐBKK khó hoàn thành các tiêu chí NTM là do nhiều nguyên nhân. Trước hết, do các xã có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống của người dân còn nhiều khó. Ngoài ra, một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, chưa chủ động, mạnh dạn phát triển sản xuất, năng lực của một số cán bộ cơ sở còn hạn chế, hiệu quả công việc chưa cao.

Nhưng còn một nguyên nhân làm chậm tiến trình xây dựng NTM ở các thôn, bản ĐBKK là nguồn lực bố trí cho các địa bàn này thấp, lại không đủ theo kế hoạch. Đề án “Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã ĐBKK khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 – 2020”, theo Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1385) là một ví dụ.

Trong Đề án 1385, ngân sách Trung ương sẽ bố trí khoảng 1.400 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ cho 3.514 thôn bản xã ĐBKK. Nhưng theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam, thực tế mới có 10% số thôn, bản trên nhận được hỗ trợ.

Tại buổi làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội ngày 30/7/2020, Bộ NN&PTNT đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 90% thôn, bản ấp với trên 50% số thôn, bản ấp vùng ĐBKK được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí do cấp tỉnh quy định.

Để thực hiện được mục tiêu này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, phải tìm cách huy động mọi nguồn lực để triển khai chương trình. Đặc biệt, vấn đề xuyên suốt và quan trọng hiện nay là tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, từ đó phát huy nội lực trong chính người dân, địa phương là yếu tố then chốt.

(Chuyên mục có sự phối hợp của Văn phòng điều phối NTM Trung ương)

Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.