Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Tào Đạt - Võ Tiến - 07:47, 20/04/2024

Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Hoạt động giúp các em học sinh vùng cao A Lưới được tiếp cận với nhiều cuốn sách hay
Hoạt động giúp các em học sinh vùng cao A Lưới được tiếp cận với nhiều cuốn sách hay

Trong khuôn viên Trường Tiểu học và THCS A Roàng, hàng trăm học sinh và giáo viên sôi nổi tham gia Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với nhiều hoạt động như: Tuyên truyền kỷ niệm 70 ngày chiến thắng Điện Biên phủ; phát động Ngày sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024; triển lãm, trưng bày và giới thiệu, kể truyện về sách… với thông điệp “sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”.

Tại chương trình, Đồn Biên phòng Hương Nguyên còn trao tặng gian sách Biên phòng với hơn 150 cuốn sách về lịch sử, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam; truyền thống Bộ đội Biên phòng; sách pháp luật, truyện ngắn… cho thư viện Trường Tiểu học và THCS A Roàng.

Gian sách Biên phòng trao tặng các em học sinh
Gian sách Biên phòng trao tặng các em học sinh

Đây là hoạt động khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, hình thành thói quen đọc sách, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Các em học sinh thi kể truyện về sách
Các em học sinh thi kể truyện về sách

Đồng thời, góp phần tôn vinh giá trị của sách, ý nghĩa văn hóa, sự cần thiết của Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và quần chúng Nhân dân trên địa bàn. Nâng cao nhận thức về giá trị, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất, hoàn thiện nhân cách con người.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.