Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giải pháp đột phá để phổ cập giáo dục mầm non: Làm kỹ và làm chắc (Bài cuối)

Sỹ Hào - 10:06, 12/04/2024

Ngoài những chính sách đặc thù để đầu tư cho giáo dục mầm non (GDMN), thì việc đổi mới chương trình, là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Việc đổi mới chương trình GDMN cần phải được thực hiện kỹ lưỡng, tránh nóng vội, bởi đây là bậc học nền tảng, từ đó tạo tiền đề cho việc đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Uỷ ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024 để bàn giải pháp phát triển GDMN trong tình hình mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Uỷ ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024 để bàn giải pháp phát triển GDMN trong tình hình mới

Ưu tiên đổi mới chương trình ở vùng khó khăn

Tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được tổ chức ngày 4/4/2024, các ý kiến đều thống nhất vai trò quan trọng của GDMN và cần tăng cường sự quan tâm, đầu tư cho bậc học này. Theo đó, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập GDMN cho trẻ 3 - 5 tuổi là cần thiết.

Chia sẻ từ thực tế các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Không nên bàn nên hay không nên phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, mà nên bàn làm như thế nào.

Để phổ cập GDMN, một giải pháp được các thành viên Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT thảo luận, là đổi mới Chương trình GDMN. Các ý kiến cũng thống nhất, nhiệm vụ đổi mới chương trình phải được tính toán kỹ điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi trong triển khai.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầ A Lềnh phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầ A Lềnh phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024

Bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng, chúng ta phải nhận thức lại vai trò của GD&ĐT, đặc biệt là 1.000 ngày đầu đời của trẻ em. Theo bà Doan, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình.

Yêu cầu đổi mới Chương trình GDMN cũng đã được Bộ GD&ĐT tính đến. Trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDMN đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, Bộ GD&ĐT cho biết, Chương trình GDMN hiện hành được ban hành từ năm 2009, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2016 và năm 2020. Tuy nhiên, chương trình hiện hành chưa quan tâm thỏa đáng yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, công nghệ số, quyền trẻ em, bình đẳng giới, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu/dịch bệnh…

Theo dự báo dân số độ tuổi của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030 chỉ có 7/63 tỉnh tăng dân số trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi (khoảng trên 176.000 trẻ); các tỉnh còn lại đều có xu hướng giảm. Do đó, số lớp mẫu giáo có xu hướng giảm chung do dân số giảm. Tuy nhiên, theo dự báo có một số tỉnh tăng dân số nên sẽ tăng lớp mẫu giáo cục bộ ở một số địa phương, dự báo tăng 1.831 lớp.

“Đặc biệt, Chương trình hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Nghị quyết số 29/NQ-TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng như yêu cầu trong Luật Giáo dục 2019”, Bộ GD&ĐT khẳng định.

Theo Bộ GD&ĐT, dự thảo Chương trình GDMN mới sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Chương trình cũng liên thông với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục mới.

Việc đổi mới chương trình là giải pháp để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành phổ cập GDMN theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023. Nhưng theo Bộ GD&ĐT, việc đổi mới phải thực hiện từng bước, làm kỹ, làm chắc.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề xuất trong 3 năm học tới đây (từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2027 - 2028) sẽ thí điểm đổi mới chương trình ở một số cơ sở GDMN. Từ năm học 2029 - 2030, bắt đầu triển khai áp dụng đại trà Chương trình GDMN mới trên phạm vi toàn quốc.

“Các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn sẽ được ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực hiện đổi mới Chương trình GDMN mới”, Bộ GD&ĐT đề xuất.

Tạo tiền đề đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục

Trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDMN, Bộ GD&ĐT khẳng định, giai đoạn quan trọng nhất trong đời mỗi con người diễn ra từ khi còn trong bụng mẹ cho đến 8 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời là cơ hội có một không hai để phát triển não bộ của trẻ em.

“Não và các kết nối thần kinh phát triển mạnh sau khi sinh với tốc độ chóng mặt. Khi trẻ đạt 3 tuổi, não bộ đạt tỷ lệ 80% khối lượng so với người trưởng thành. Đây được coi là giai đoạn vàng của sự phát triển trong cuộc đời mỗi người”, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận, hiện chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa đồng đều, đặc biệt ở đối tượng trẻ em khuyết tật, trẻ em thuộc nhóm có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em sống ở vùng khó khăn, trẻ em DTTS có một số lĩnh vực chỉ số phát triển của trẻ còn khá thấp. Đây là hạn chế trong thực hiện mục tiêu giáo dục “hòa nhập” của bậc học mầm non hiện nay.

Tính đến năm 2030, cả nước cũng còn thiếu 39.018 phòng học, cần bổ sung hàng ngàn bộ thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhu cầu kinh phí dự báo để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị là 32.126 tỷ đồng, bình quân 6,425,2 tỷ đồng/năm.

Vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi, thời gian tới cần tăng cường hỗ trợ cơ sở GDMN để giáo dục hòa nhập cho trẻ yếu thế, trẻ có nhu cầu đặc biệt. 

Đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển GDMN; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư và việc huy động, kết nối nguồn lực xã hội để phát triển GDMN; đặc biệt quan tâm chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; ưu tiên ngân sách chi cho phát triển GDMN.

Những “điểm nghẽn” cũng như các giải pháp để phát triển GDMN đã được thảo luận kỹ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT được tổ chức ngày 4/4/2024. Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, muốn tháo gỡ khó khăn thì phải có đề án. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ GD&ĐT trong quá trình hoàn thiện đề án. Tinh thần chung theo Thủ tướng là không cầu toàn nhưng không nóng vội; chuẩn bị kỹ lưỡng, làm kỹ và làm chắc.

Đến năm 2030, giáo dục mầm non tập trung vào 3 mục tiêu:

1. Đổi mới Chương trình GDMN theo tiếp cận năng lực, tôn trọng quyền của trẻ em, dựa trên trục tình cảm - xã hội phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi và sự phát triển toàn diện của trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đặt nền móng để hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

2. Tăng cơ hội tiếp cận GDMN có chất lượng cho trẻ em mầm non thông qua thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo; nâng cao cơ hội tiếp cận và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nhà trẻ và nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong các cơ sở GDMN.

3. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; coi trọng phát triển giáo dục hoà nhập và vấn đề công

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.