Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Thừa Thiên- Huế: Nỗ lực cứu vườn cây thanh trà

Như Lam - 15:26, 07/11/2020

Theo thống kê, những đợt bão, lũ thời gian dài vừa qua khiến 540 ha cây có múi ở tỉnh Thừa Thiên- Huế bị thiệt hại nặng, do bị nước ngâm lâu ngày nên nhiều diện tích đã chết và đổ bệnh.Trong đó, chủ yếu là cây thanh trà và tập trung ở xã Phong Thu (huyện Phong Điền), phường Hương Vân (thị xã Hương Trà) và phường Thủy Biều (TP. Huế).

Hàng trăm hộ trồng thanh trà ở Thừa Thiên- Huế cũng xuống vườn khẩn trương vệ sinh vườn trồng, chăm sóc cây cứu những diện tích thanh trà bị hư hại của gia đình sau bão, lũ.
Hàng trăm hộ dân ở Thừa Thiên- Huế đang khẩn trương vệ sinh vườn trồng, chăm sóc cây nhằm cứu những diện tích thanh trà bị hư hại của gia đình sau bão, lũ.

Ông Hồ Văn Quý, trú ở phường Hương Vân (TX. Hương Trà) cho biết, hơn 7 sào thanh trà trồng hơn 3 năm của gia đình ông bị chết hơn gần hết do bị nước ngập lâu ngày, phần diện tích còn lại cũng đang có dấu hiệu khô héo và chết dần. 

Để cứu lấy "cần câu cơm" của gia đình, ông Quý đã phải huy động các thành viên gia đình khẩn trương chống những cây bị ngã đổ, bón phân, bôi vôi để cứu diện tích thanh trà còn sót lại sau khi nước lũ rút.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Chuối, trú phường Hương Vân cũng cho biết, bà đã mua thuốc và phải cắm mặt suốt ngày ngoài vườn làm đất, bôi vôi để cứu vãn mấy sào đất trồng thanh trà của gia đình, bị ảnh hưởng nặng sau lũ lụt. "Bị nước lũ ngâm lâu ngày khiến thân cây thanh trà bị nấm, đây là một dịch bệnh rất nguy hại với cây trồng này. Nếu không xử lý kịp, cây sẽ chết rất nhanh", bà Chuối cho hay.

Tranh thủ những ngày tạnh ráo, hàng trăm hộ trồng thanh trà ở Thừa Thiên- Huế cũng xuống vườn khẩn trương vệ sinh vườn trồng, chăm sóc cây, cứu những diện tích thanh trà bị hư hại của gia đình sau bão, lũ.

Những cây thanh trà bị chết, thì người dân tiến hành nhổ bỏ để trồng thay thế cây mới, cây còn xanh tươi, thì tiến hành cắt tỉa bớt cành, bón phân cho cây nhanh phát triển.

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên-Huế thông tin, để hỗ trợ người dân, ngay sau lũ, Chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật về phối hợp với các địa phương, HTX để hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con nông dân cứu vườn cây, khôi phục sản xuất.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chuyển đổi số, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Kon Tum: Chuyển đổi số, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động

Ngày 1/10, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị Chuyển đổi số năm 2024 với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Chương trình nhằm chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia và là dịp để tỉnh Kon Tum nhìn nhận, đánh giá, nâng cao nhận thức của mỗi tổ chức, cá nhân về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số trong công cuộc phát triển.