Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thực hiện chính sách dân tộc ở Kon Tum: Nhận diện đúng, đầu tư hiệu quả

Diệu Hằng - 16:48, 06/10/2021

Xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, nhờ vậy, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng cao.

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh tại Hội chợ hành lang Quốc tế Đông Tây- Đà Nẵng.
Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh tại Hội chợ hành lang Quốc tế Đông Tây- Đà Nẵng.

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc Tây Nguyên với 43 dân tộc sinh sống, đồng bào DTTS chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh. Địa bàn sinh sống của các dân tộc chủ yếu là các vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn hạn chế, vì vậy đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trước thực trạng trên, các cấp, chính quyền tỉnh Kon Tum đã tập trung mọi nguồn lực và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án để đưa người dân vươn lên phát triển, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo đó, giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Kon Tum đã bố trí hơn 10 nghìn tỷ đồng cho các đơn vị, địa phương để thực hiện đầu tư các dự án trong vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đã huy động được 306,86 tỷ đồng từ các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và người dân hỗ trợ thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo, xã nghèo.

Từ việc nhận diện đúng, đầu tư hiệu quả và thực hiện các chính sách dân tộc (CSDT) trên cơ sở lồng ghép các dự án, chương trình hỗ trợ vùng đồng bào DTTS, theo đó đời sống của người dân đã được nâng cao. Nhiều chương trình, chính sách đã được triển khai phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân, được người dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Nhờ vậy, bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân, thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH).

Nhờ được sự đầu tư của các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã giúp bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. (Trong hình: Một góc xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum).
Nhờ được sự đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã giúp bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. (Trong hình: Một góc xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum).

Theo thống kê, đến tháng 6 năm 2021, toàn tỉnh có 29 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM). Công tác giảm nghèo đạt nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm giảm 4,03%/năm (hộ nghèo giảm từ 23,03% năm 2016 xuống còn 10,29% năm 2020).

Cở sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS cũng được chú trọng đầu tư. Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, từ nguồn ngân sách nhà nước đã bê tông hóa trên 1.000 km đường giao thông thôn; bảo đảm 100% xã có điện lưới quốc gia; hàng trăm công trình giao thông, thủy lợi, trường học, khu thể thao,… được xây mới, nâng cấp, sửa chữa. Hỗ trợ xây dựng 1.405 căn nhà, sửa chữa 503 căn nhà cho các đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công;…

Chính sách về y tế, dân số từng bước được nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT. Có 85/85 xã đã có trạm y tế và bác sĩ làm việc thường xuyên. Các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống,... cũng được tôn tạo, bảo tồn và phát huy. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị được quan tâm, chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.592 cán bộ, công chức, viên chức là người đồng bào DTTS, chiếm tỷ lệ 20,29%. Ngoài ra, các địa phương cũng đã quan tâm thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS như thăm hỏi, cấp phát báo, ấn phẩm;…

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thăm hỏi, tặng quà cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum thăm hỏi, tặng quà cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện CSDT trên địa bàn tỉnh Kon Tum vẫn còn một số khó khăn nhất định như: Nguồn kinh phí thấp; một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức về công tác dân tộc vẫn còn hạn chế. Người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tỷ lệ tái nghèo trong đồng bào DTTS còn cao; một số chính sách còn chồng chéo, chưa đồng bộ…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả CSDT, thời gian tới, tỉnh Kon Tum tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình: Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Tỉnh cũng chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc thực hiện CSDT, phát huy vai trò của các chủ thể trực tiếp thực hiện tham gia, nhất là nhân dân và cộng đồng dân cư tại địa bàn thụ hưởng.

Đồng thời, tỉnh cũng chú trọng bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho người nghèo, đồng bào DTTS, hỗ trợ các điều kiện và đưa ra nhiều giải pháp, tạo sinh kế cho người dân để giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh và bền vững. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau. Tiếp tục phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc để giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách giữa các vùng, góp phần giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Bà con nông dân thu hoạch lúa, tuốt lúa tại ruộng
Bà con nông dân thu hoạch, tuốt lúa tại ruộng
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.