Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi: Đã có 45/50 địa phương thực hiện phân bổ vốn

T.Hợp - 17:54, 29/11/2022

Tại phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 28/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương còn lại của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025.

Đã có 45/50 địa phương thực hiện phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh minh họa
Đã có 45/50 địa phương thực hiện phân bổ vốn thực hiện Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh minh họa

 Cụ thể, phân bổ 7.497,732 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 chương trình MTQG cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong đó, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là 2.497,732 tỷ đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 2.000 tỷ đồng; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 3.000 tỷ đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí cho phép bổ sung 88,6 triệu USD (tương đương 2.050 tỷ đồng) vốn vay vào Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục rà soát, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả.

Đến nay, đã có 45/50 tỉnh ban hành Quyết định giao vốn kế hoạch đầu tư phát triển nguồn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 để tổ chức thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (MTQG DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Uỷ ban Dân tộc đang tổng hợp các khó khăn, vướng mắc cụ thể trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kèm theo các phương án kiến nghị đề xuất tháo gỡ thuộc thẩm quyền Trung ương để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh và có thêm những hướng dẫn cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.

Ủy ban Dân tộc cũng đã thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ liên quan đến Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi như: Giảm tương ứng tỷ lệ vốn bố trí cho các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình; Ban hành văn bản đề nghị và tổng hợp, hoàn thiện phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình năm 2023 do các Bộ, cơ quan trung ương chủ quản xây dựng căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn tại Quyết định số 39/2021/QĐ/TTg để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để triển khai thực hiện Chương trình, trong đó tiếp tục ban hành văn bản đề nghị các địa phương rà soát khó khăn, vướng mắc cụ thể trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện kèm theo các phương án kiến nghị đề xuất tháo gỡ thuộc thẩm quyền Trung ương để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh. Tiến hành kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các chương trình MTQG do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ chủ trì làm việc tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Đắk Nông…

Tổng hợp, gửi nội dung báo cáo về tiến độ và các vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN của cấp trung ương và địa phương phục vụ Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 họp phiên thứ hai về kết quả thực hiện các chương trình MTQG và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022. Tổ chức Hội thảo với các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển để thông tin về nội dung triển khai, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực cho triển khai thực hiện Chương trình.

Hiện nay, tình hình kinh tế, đời sống vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới trên địa bàn ổn định. Các cấp, ngành địa phương tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, khắc phục hậu quả thiên tai nhằm giúp người dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng tháng cao điểm vì người nghèo năm 2022. Tuy vậy, nhìn chung tình hình sản xuất, đời sống của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại trên cây trồng, vật nuôi; giá đầu ra một số loại nông sản không ổn định; trong khi chi phí thu hoạch và nguyên vật liệu đầu vào tăng, trong đó có giá vật tư nông nghiệp duy trì tăng cao; giá một số mặt hàng thiết yếu còn cao; tình hình lao động, việc làm cũng còn khó khăn. Song song đó, mưa bão kèm theo giông lốc, triều cường, sụt lún, sạt lở đất… diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều thiệt hại tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.