Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thực hiện Dự án 6, chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động về bảo tồn bản sắc văn hóa

An Yên - 13 giờ trước

Không chỉ là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới, mà dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, còn là cách góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động của mỗi người dân trong lĩnh vực này.

Sở VHTT Nghệ An tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại Quế Phong và Quỳ Hợp
Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Quế Phong và huyện Quỳ Hợp

Nhiều hạng mục được đầu tư, nâng cấp.

Dự án 6, chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An được bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện 2 dự án; gồm Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu) và tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Nhà cụ Vi Văn Khang (Môn Sơn, Con Cuông). 

Trưởng phòng Dân tộc huyện Con Cuông Lương Viết Tùng cho hay: Hạng mục tu bổ, tôn tạo di tích Nhà cụ Vi Văn Khang ở xã Môn Sơn, là một điểm nhấn quan trọng của việc thực hiện dự án 6, cũng như hoạt động bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa ở địa phương. Chúng tôi kỳ vọng khi dự án hoàn thành, sẽ góp phần lưu giữ tốt hơn các giá trị văn hóa của người Thái, cũng kỳ vọng sẽ là điểm đến trên hành trình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở Con Cuông.

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Nghệ An đã hoàn thành việc mua sắm, bàn giao trang thiết bị cho 228 nhà văn hóa; xây dựng 1 mô hình văn hóa, 10 tủ sách cộng đồng và hỗ trợ chống xuống cấp cho 3 di tích.

Ngoài ra, từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều nội dung khác cũng đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, như hỗ trợ kinh phí cho 18 nghệ nhân người DTTS truyền dạy văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS; hỗ trợ kinh phí cho 14 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thu hút 585 người tham gia…

Anh Xồng Bá Cha ở bản Na Niếng, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong cho biết: Qua các lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa… chúng tôi nhận thấy kho tàng văn hóa của đồng bào các DTTS rất đồ sộ, giàu bản sắc, là nguồn cội văn hóa của mỗi tộc người. Vì thế, qua mỗi buổi tập huấn, truyền dạy, chúng tôi như thêm yêu văn hóa của dân tộc mình hơn.

Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến huyện Quỳ Châu đến du khách nước ngoài
Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm Hoa Tiến, huyện Quỳ Châu đến du khách nước ngoài

Nhờ những đầu tư, hỗ trợ của dự án 6, nên tỷ lệ đồng bào DTTS xem truyền hình đạt 100%, nghe đài phát thanh đạt 100%, tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 96,11%, tỷ lệ thôn có đội văn hóa văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên đạt 68,41%...

Theo đánh giá của Sở Văn hóa thể thao Nghệ An, Dự án 6 có tác động tích cực đến đời sống của đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh, thông qua việc nâng cao cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa, thể thao; hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao và các đối tượng liên quan đến hoạt động văn hóa, thể thao; xây dựng tủ sách phục vụ đồng bào… 

Thông qua các hoạt động thuộc Dự án, mức hưởng thụ văn hóa cho Nhân dân được nâng cao mà vẫn đảm bảo yếu tố truyền thống, không bị ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xu hướng hội nhập. Các hoạt động, nội dung của Dự án 6 nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, sự hưởng ứng của đồng bào DTTS và miền núi.

Tháo gỡ những “điểm nghẽn”

Vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An chiếm 83% diện tích của tỉnh, là nơi cư ngụ của hơn 1,2 triệu người, với 5 thành phần DTTS đông đúc là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Đan Lai… Với đặc điểm địa lý, dân tộc đó, nhu cầu về phát triển cơ sở vật chất văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về thiết chế văn hóa, thể thao sau sáp nhập thôn, bản.

Những kỹ năng tại lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa phi vật thể do sở VHTT Nghệ An tổ chức sẽ là chất xúc tác nuôi dưỡng niềm yêu thích văn hóa dân gian trong đồng bào các DTTS
Những kỹ năng tại lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa phi vật thể do Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An tổ chức, là chất xúc tác nuôi dưỡng niềm yêu thích văn hóa dân gian trong đồng bào các DTTS

Tuy nhiên, hiện toàn tỉnh còn 41 thôn, bản vùng đồng bào DTTS&MN chưa có thiết chế văn hóa, thể thao; 418 nhà văn hóa thôn, bản đã xây dựng nhưng xuống cấp hoặc không đảm bảo quy mô tiêu chuẩn. Theo đó, nhu cầu cần đầu tư cho linh vực này là rất lớn, nhưng việc huy động nguồn vốn còn hạn chế, bởi, các huyện miền núi khó khăn trong việc đối ứng nguồn vốn; việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 phần lớn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; trong khi đó đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân tộc, cán bộ văn hóa tại các địa phương triển khai Chương trình MTQG 1719 phải kiêm nhiệm đồng thời nhiều nhiệm vụ nên sẽ gặp hạn chế về triển khai, đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ.

Thực tế hiện nay, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An đang gặp một số tồn tại, vướng mắc cần sớm tháo gỡ. Cụ thể Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/03/2022, Điều 34, Mục 9, Khoản b quy định cụ thể định mức chi đối với nhiệm vụ Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống, tuy nhiên tại Thông tư 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 không có nội dung này gây khó khăn cho cơ sở thực hiện. 

Ngoài ra, theo Hướng dẫn số 1684/HD-BVHTTDL ngày 28/4/2023 của Bộ VHTT&DL không quy định cụ thể nội dung, quy trình, thủ tục để thực hiện hỗ trợ cho nghệ nhân nên nội dung Xây dựng chính sách và hỗ trợ Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống gặp vướng mắc.

Để việc thực hiện Dự án 6 đạt mục tiêu cao nhất, Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An cũng đã đề xuất, đối với nhiệm vụ khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống cho mỗi dân tộc có khó khăn đặc thù, thì cần điều chuyển từ nội dung sử dụng vốn sự nghiệp sang nội dung sử dụng vốn đầu tư do nhiệm vụ có nguồn vốn lớn, thời gian triển khai kéo dài. 

Còn với nhiệm vụ Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN, cần tăng định mức số điểm trên mỗi nhà văn hóa do định mức hiện tại quá thấp, không đảm bảo kinh phí cho việc xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, đặc biệt là tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa. 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.