Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Thường Xuân (Thanh Hóa): Sớm bố trí tái định cư cho các hộ dân sống ven hồ thủy điện Cửa Đạt

Quỳnh Trâm - 16:41, 12/03/2023

Mặc dù đã qua nhiều năm các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án hồ thủy điện Cửa Đạt (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) được bố trí kinh phí hỗ trợ tìm nơi tái định cư, song cũng có rất nhiều hộ đã quay về nơi cũ, sinh sống trái phép tại khu vực bán ngập của lòng hồ...

(Bài thường) Sắp xếp nơi ở ổn định cho các hộ dân sống ven hồ thủy điện Cửa Đạt

Những ngôi nhà tạm xập xệ của các hộ dân 

Hiện có 53 hộ dân đang cư trú tại thôn Lửa, xã Yên Nhân. Đây là khu vực thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân.

Ông Trạm Văn Tiên, thôn Lửa, xã Yên Nhân cho biết, gia đình được dự án lòng hồ thủy điện Cửa Đạt hỗ trợ 45 triệu đồng để di dân từ năm 2004, nhưng số tiền này không đủ để tìm nơi ở mới và gia đình ông buộc phải dắt díu nhau quay lại khu vực ven hồ thủy điện để sinh sống. Cuộc sống của gia đình rất khó khăn do mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ lúa nên thu nhập chỉ đạt 5 triệu đồng/năm. 

"Không có điện lưới, trạm xá, trường học đều ở rất xa nên việc học tập của các em học sinh ở đây cũng gặp trắc trở", ông Tiên lo lắng chia sẻ.

Tương tự, ông Vi Hồng Phong, thôn Lửa, xã Yên Nhân cho hay: "Tôi được dự án hồ thủy điện Cửa Đạt hỗ trợ 60 triệu đồng, đem số tiền này chia cho 4 đứa con, số còn lại không đủ mua nhà mới nên tôi quay lại đây sinh sống. Để có tiền lo cho cuộc sống, tôi chăn nuôi gia súc, thu hái lâm sản phụ để sinh sống qua ngày. Chúng tôi mong chính quyền sớm hỗ trợ chúng tôi đến nơi tái định cư mới để ổn định cuộc sống".

(Bài thường) Sắp xếp nơi ở ổn định cho các hộ dân sống ven hồ thủy điện Cửa Đạt 1
Huyện Thường Xuân đã có kế hoạch sắp xếp nơi ở mới cho các hộ dân

Theo ông Hà Thanh Hắng - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân, sau khi thực hiện dự án di dân sống ven lòng hồ thủy điện Cửa Đạt, có 53 hộ quay lại nơi cũ sinh sống. Các hộ dân này đã sống ở đây nhiều năm, cuộc sống khá khó khăn khi thu nhập chỉ đạt 5-10 triệu đồng/người/năm.

Năm 2016, UBND huyện Thường Xuân đã đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa sắp xếp nơi ở mới cho các hộ dân. Sau khi xem xét, UBND tỉnh thấy khu vực đất quy hoạch thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chu (nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân) nên không đồng ý cấp đất cho các hộ dân.

Đến ngày 16/6/2017, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo UBND huyện Thường Xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chu tăng cường quản lý nhân khẩu, đất đai, không để tình trạng phát sinh tăng hộ mới, không để làm nhà cố định trái quy định.

Đồng thời, UBND tỉnh đã kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc buông lỏng quản lý nhân khẩu và đất đai, giao UBND huyện Thường Xuân, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và đơn vị liên quan vận động các hộ quay về nơi ở cũ; phối hợp với cơ quan chức năng xây dựng phương án hỗ trợ ổn định cuộc sống cho các hộ. 

(Bài thường) Sắp xếp nơi ở ổn định cho các hộ dân sống ven hồ thủy điện Cửa Đạt 2
Người dân đang mong mỏi được cấp đất để an cư lạc nghiệp

Được biết, để giúp các hộ dân có chỗ ở ổn định, huyện Thường Xuân cũng đã lên kế hoạch thực hiện đề án Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa (2021 - 2025), nhằm sắp xếp, tái định cư tập trung cho 53 hộ này tại khu Băng Lương, thuộc thôn Lửa, xã Yên Nhân. Đối với hộ ở nhà sàn, nhà không kiên cố hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ, đối với nhà cấp 4, nhà mái bằng được hỗ trợ 75 triệu đồng/hộ...

Theo ông Trịnh Văn Trường, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thì hiện nay, Thường Xuân đã quy hoạch 5 ha đất tại khu Băng Lương, xã Yên Nhân để xây dựng khu tái định cư tập trung và cơ sở hạ tầng thiết yếu, như điện, nước, đường giao thông, nhà văn hóa, trường học… Dự kiến, cuối năm 2023 sẽ hoàn thành xây dựng và bố trí cho các hộ dân đến nơi ở mới.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.