Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

“Tiếng kẻng làng Đồn” ở xã Chư A Thai

Thùy Dung - 10:25, 28/07/2020

Sau hơn 7 tháng triển khai làm điểm, mô hình “Tiếng kẻng làng Đồn” tại 4 làng đồng bào DTTS vùng căn cứ cách mạng: Plei (làng) Pông, Plei King Pêng, Plei Hek, Plei Trớ thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) bước đầu đã mang lại tín hiệu tốt, được đông đảo người dân ủng hộ và tích cực tham gia.

“Kẻng bảo đảm an ninh trật tự” ở Plei Pông
“Kẻng bảo đảm an ninh trật tự” ở Plei Pông

Tháng 12/2019, mô hình “Tiếng kẻng làng Đồn” được Công an huyện Phú Thiện phối hợp với xã Chư A Thai triển khai làm điểm tại 4 làng: Plei Pông, Plei King Pêng, Plei Hek, Plei Trớ. Mô hình có Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc gồm các thành viên như: Lãnh đạo UBND xã, Công an xã, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Người có uy tín trong cộng đồng, đoàn viên thanh niên.

Mô hình “Tiếng kẻng làng Đồn” hoạt động theo từng hiệu lệnh với những mục đích khác nhau. Đó là âm thanh nhắc nhở, nêu cao tinh thần cảnh giác đối với người dân. Đây cũng là hiệu lệnh để các thành viên đi tuần tra ban đêm bảo đảm ANTT thôn, làng. Âm thanh báo động khi phát hiện những kẻ tình nghi, gây rối, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội... Ngoài ra, tiếng kẻng cũng là tiếng thông báo để người dân tập trung được nghe phổ biến giáo dục pháp luật cũng như cập nhật, nắm bắt thông tin tình hình an ninh trật tự của làng.

Ông Đinh Tuy, Bí thư Chi bộ Plei Pông, xã Chư A Thai cho biết: “Trước đây, tại làng cũng xảy ra các vụ trộm cắp, tai nạn giao thông đã ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của người dân địa phương. Khi có việc báo động hay huy động người dân rất khó, đặc biệt là vào ban đêm. Từ khi có kẻng Công an xã cấp đến nay, tình hình an ninh tại làng cũng đã ổn định hơn. 

“Khi cần họp dân, các cán bộ ở làng sẽ đánh kẻng thông báo cho người dân. Đánh theo nhịp đánh khác, họp dân khác, báo động khác để tập hợp các hộ dân. Từ khi có kẻng, tội phạm đã giảm dần. Bà con cũng yên tâm lên rẫy làm ăn, phát triển kinh tế gia đình”, ông Đinh Tuy cho biết thêm.

Bà Rmah H’Jơm, già làng King Pêng, xã Chư A Thai cho biết: “Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà đời sống người dân đã ổn định hơn. Từ lúc được giao kẻng, việc họp thôn, làng dễ hơn. ANTT luôn được bảo đảm. Làng mình sẽ dốc sức để giữ gìn chiếc kẻng”.

Ông Phùng Trung Toàn, Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết: Thời gian qua, các thành viên thực hiện mô hình luôn thường xuyên, bám sát địa bàn để giữ gìn ANTT. Đồng thời tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước, phổ biến pháp luật cho người dân, vận động người dân tích cực sử dụng và giữ gìn kẻng để bảo đảm ANTT ở 4 làng. Nhờ vậy, người dân cũng yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế. 

Sau hơn 4 tháng mô hình hoạt động, những vụ trộm cắp vặt tại các làng điểm đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. “Tiếng kẻng làng Đồn” đã phát huy sức mạnh tổng hợp, đoàn kết trong Nhân dân và của hệ thống chính trị, nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa và phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Từng bước xã hội hóa công tác bảo đảm ANTT theo hướng “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải” cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.