Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Mô hình “Tiếng loa an ninh” ở Bình Đào được tự động hóa

Tuấn Trình - Ngọc Thi - 10:17, 13/03/2020

Những năm gần đây, người dân xã Bình Đào, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) đã rất quen thuộc với tiếng loa thông báo tình hình an ninh trật tự (ANTT) vào 22h hằng đêm. Nhờ có tiếng loa an ninh, tình hình ANTT trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến rõ nét được người dân và lãnh đạo địa phương đánh giá rất cao.

Công an xã Bình Đào và cán bộ Đài truyền thanh kiểm tra trung tâm điều khiển hệ thống loa phát thanh.
Công an xã Bình Đào và cán bộ Đài truyền thanh kiểm tra trung tâm điều khiển hệ thống loa phát thanh

Anh Lâm Ngọc Chiến, cán bộ Đài truyền thanh xã Bình Đào cho biết, hiện toàn xã có 24 cụm loa để triển khai mô hình “Tiếng loa an ninh” trên địa bàn xã. Để tăng hiệu quả truyền thông, sau thời gian mày mò, sáng tạo, anh Chiến đã áp dụng được công nghệ tự động hóa đối với hệ thống điều khiển loa trên địa bàn xã.

“Thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi từ điện thoại di động đến trung tâm điều khiển hệ thống loa, trung tâm điều khiển tự động nhắn tin lại yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu nhập đúng mật mã, áp dụng lệnh “mở máy” thì hệ thống loa phát thanh sẽ kích hoạt để có thể thực hiện nội dung tuyên truyền ngay từ máy điện thoại”, anh Chiến chia sẻ.

Với ứng dụng này, dù ở bất kỳ đâu, vào thời gian nào, anh Chiến cũng có thể điều khiển được hệ thống loa phát thanh ở địa phương mà không cần phải đến phòng máy để khởi động thủ công như trước. Sau khi hoàn thành nội dung phát thanh thì cũng dễ dàng nhập lệnh “tắt máy”.

Ông Trần Thế Vinh, Chủ tịch UBND xã Bình Đào, chia sẻ: Nhờ ứng dụng công nghệ tự động hóa mà mô hình “Tiếng loa an ninh” ở địa phương càng phát huy tối đa vai trò trong việc thông báo tin tức đến người dân không chỉ về tình hình ANTT mà còn cả lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ…

Theo ông Vinh, thông qua vai trò tham mưu của Công an xã, hiện trên địa bàn xã Bình Đào ngoài mô hình “Tiếng loa an ninh” còn một số mô hình khác hoạt động cũng rất hiệu quả, góp phần bảo đảm ANTT địa phương như mô hình “Camera an ninh”, mô hình “Bảo đảm ANTT vùng giáp ranh” với sự phối hợp triển khai của 3 xã giáp ranh gồm Bình Đào, Bình Triều, Bình Minh.

Từ hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tố giác hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội của mô hình “Tiếng loa an ninh” tại xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, Công an tỉnh Quảng Nam đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức nhân rộng mô hình ra địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, Công an tỉnh Quảng Nam đã lựa chọn và triển khai mô hình “Tiếng loa an ninh” tại 24 xã trọng điểm, phức tạp về ANTT.


Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.