Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tiêu hủy 980 con lợn nhập khẩu từ Thái Lan mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

PV - 18:50, 22/05/2021

Ngày 22/5, Thú y vùng III và lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành tiêu hủy 980 con lợn nhập khẩu từ Thái Lan do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, với tổng giá trị 6,2 tỷ đồng.


Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Số lợn này được Công ty TNHH Một thành viên Senat, có địa chỉ ở xóm Quán, xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vào ngày 19/5.

Sau khi nhập khẩu, lợn được đưa về cách ly tại một trang trại ở thôn Tân Định, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Kết quả lấy mẫu xét nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy, số lợn trên dương tính với virus tả lợn châu Phi.

Cục Thú y đã quyết định xử phạt Công ty TNHH Một thành viên Senat 100 triệu đồng vì nhập khẩu lợn bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và buộc tiêu hủy lô hàng.

Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện ở các huyện Cam Lộ, Triệu Phong, Hướng Hóa, Vĩnh Linh và thành phố Đông Hà, với hàng nghìn con lợn mắc bệnh. Nguyên nhân là do nhiều hộ tái đàn, nhưng không đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Hiện nay, ngành thú y tỉnh Quảng Trị đang phối hợp với các địa phương tăng cường triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn như: tổng vệ sinh, phun hóa chất khử trùng chuồng trại, vùng có dịch và nguy có cao; hướng dẫn hộ chăn nuôi phương pháp đảm bảo các tiêu chí vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển lợn.../.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.