Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Tìm giải pháp xử lý phụ phẩm nông nghiệp

PV - 14:06, 09/10/2018

Việt Nam là nước có thế mạnh về nông nghiệp, nguồn tài nguyên sinh khối từ lượng phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, đáp ứng nhu cầu chế biến thức ăn gia súc phục vụ chăn nuôi. Nhưng nguồn nguyên liệu trên, gần như bị lãng phí, trong khi, các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, dẫn đến tình trạng giá thành thức ăn tăng cao, người nuôi không có lãi…

Phụ phẩm dồi dào nhưng chưa được khai thác

Nước ta có thế mạnh là vùng sản xuất nông nghiệp, đối tượng cây trồng chủ yếu là lúa, nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi, cây màu, cây ăn trái… nên có nguồn phụ phẩm nông nghiệp rất lớn. Đây chính là nguồn thức ăn tiềm năng cho gia súc. Nhưng hiện nay, tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp sử dụng trong chăn nuôi còn khan hiếm, chủ yếu là dạng tươi, chưa được chế biến tạo nguồn thức ăn dự trữ.

 Nhiều hộ nông dân ở huyện Châu Thành, An Giang tận dụng phụ phẩm vỏ đậu nành để nuôi dê. Nhiều hộ nông dân ở huyện Châu Thành, An Giang tận dụng phụ phẩm vỏ đậu nành để nuôi dê.

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2017 đàn gia súc nước ta có 5,65 triệu con bò; 2,49 triệu con trâu và 2,72 triệu con dê, cừu. Kế hoạch năm 2020 sẽ tăng lên 5,84 triệu con bò; 2,62 triệu con trâu và 4,01 triệu con dê, cừu. Số liệu báo cáo của Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn trong chăn nuôi hằng năm cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo-mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Năm 2017, tổng khối lượng nguyên liệu thức ăn nông nghiệp nhập khẩu vẫn còn khoảng 18,1 triệu tấn, tương đương 5,5 tỷ USD.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bắc, Văn phòng Nam bộ (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết: những phế phụ phẩm như, thân cây bắp, rơm rạ, bã mía, phụ phẩm xay xát, kho dầu, rĩ mật, xác mì, bã thơm… có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc có rất nhiều và cách chế biến cũng rất đơn giản, phổ biến như ủ rơm khô dạng cuộn với ure trong túi; ủ rơm tươi với ure theo phương pháp đóng bánh, ủ men trong trăn nuôi bò sữa… “Tuy nhiên, người chăn nuôi chưa biết tận dụng và thiếu công nghệ kỹ thuật chế biến, gây lãng phí nguồn phụ phẩm và giảm thu nhập khi phải mua thực phẩm cho gia súc ăn vào lúc trái vụ”, Tiến sĩ Bắc cho hay.

Chủ động ứng dụng các giải pháp

Thời gian qua, ở một số tỉnh có số lượng đàn gia súc lớn như An Giang, Long An, Trà Vinh, Bến Tre… nhiều nông dân đã sử dụng, chế biến rơm rạ, bã mía, thân cây bắp, phụ phẩm xay xát… làm thức ăn nuôi trâu, bò, dê. Nhưng chủ yếu làm theo phương pháp thủ công nên hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp còn hạn chế, chất lượng trong chăn nuôi chưa cao.

Mô hình nuôi bò hiệu quả từ tận dụng phụ phẩm rơm và vỏ đậu nành ở huyện Tri Tôn (An Giang). Mô hình nuôi bò hiệu quả từ tận dụng phụ phẩm rơm và vỏ đậu nành ở huyện Tri Tôn (An Giang).

Tại Diễn đàn “Công nghệ xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, phối hợp với Cục Chăn nuôi và Sở NN&PTNT tỉnh An Giang tổ chức (ngày 26/9), tại An Giang, bà Võ Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang thông tin: Tỉnh đã chỉ đạo các ngành có liên quan, chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình, dự án, mô hình sơ chế, chế biến công nghệ để tái sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn cho bà con tham gia ứng dụng.

Bà Vân cho hay, hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân cũng đã tận dụng thành công phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc. Ví dụ như: mô hình sử dụng thân chuối cấy mô sau thu hoạch để nuôi bò thịt của lão nông Nguyễn Lợi Đức (huyện Tri Tôn), với trên 600 con bò và 60ha chuối Nam Mỹ, thu tiền tỷ mỗi năm; mô hình trồng bắp thu trái kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo (huyện Chợ Mới); mô hình tận dụng phế phẩm từ thân cây bắp sau thu hoạch, bã mía để nuôi dê (huyện Châu Thành )... đều cho thu nhập cao nhờ giảm các chi phí.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bắc và một số chuyên gia thì cho rằng, cán bộ nông nghiệp cần tăng cường thông tin, giới thiệu mô hình tận dụng phế phẩm nông nghiệp hiệu quả, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến đặc thù vùng miền, cây trồng vật nuôi, trình độ dân trí, tập quán canh tác để xây dựng những mô hình phù hợp.

N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.