Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Tín dụng chính sách chưa đẩy lùi tín dụng đen - Vì sao?: Đi tìm giải pháp (Bài 3)

Lê Hường - 11:03, 02/03/2021

Để ngăn chặn tín dụng đen, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan pháp luật, thì hệ thống các ngân hàng nhà nước, thương mại cần có những giải pháp linh hoạt, nhất là xây dựng được cơ chế và cải tiến thủ tục, mở rộng đối tượng cho vay phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Công an Đắk Lắk lấy lời khai các đối tượng hoạt động tín dụng đen
Công an Đắk Lắk lấy lời khai các đối tượng hoạt động tín dụng đen

Pháp luật mạnh tay xử lý

Những năm qua, các ngành chức năng đã triệt xóa nhiều băng nhóm hoạt động tín dụng đen, nhiều đối tượng đã bị xử lý. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật các tỉnh Tây Nguyên càng quyết liệt hơn trong xử lý vấn nạn tín dụng đen.

Mới đây, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk vừa bắt tạm giam và khởi tố nhóm tối đối tượng cho vay nặng lãi 970%. Theo đó, nhóm đối tượng này thuê trọ tại xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột. Các đối tượng in tờ rơi quảng cáo có ghi số điện thoại rồi đi rải trên nhiều tuyến đường ở TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắk và Ea Kar. Khi có người điện thoại để vay tiền, các đối tượng sẽ đến xem tài sản và cho vay tiền với lãi suất từ 110% đến 970%/năm.

Đến thời điểm bị bắt, nhóm này đã cho vay nặng lãi khoảng hơn 5 tỷ đồng. Để quản lý dữ liệu người vay tiền, nhóm này còn tạo một tài khoản trang Web “admin Mecash”. Trong trường hợp người vay không trả tiền chúng sẽ đe dọa, dùng vũ lực, đưa hình ảnh lên mạng xã hội để ép con nợ phải trả.

Trước đó, vào tháng 10/2020, Cơ quan điều tra, Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam 1 đối tượng Ứng Thị Thu Thủy về hành vi hoạt động cho vay lãi nặng. Theo hồ sơ, năm 2019, Thủy từ Hà Nội vào tạm trú tại tổ 3, thị trấn Chư Sê kết nối với nhiều người tại huyện Chư Sê, Chư Pưh và TP. Pleiku để cho vay nặng lãi. Công an huyện Chư Sê xác định, đối tượng đã cho 21 trường hợp ở các địa bàn trên vay tiền, với tổng số tiền gần 700 triệu đồng, qua đó thu lợi bất chính hơn 110 triệu đồng.

Theo báo cáo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk, năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Công an Đắk Lắk đã đấu tranh triệt phá, làm tan rã 19 nhóm với 97 đối tượng, 19 đối tượng hoạt riêng lẻ và 4 cơ sở kinh doanh động tín dụng đen. Trong đó, đã khởi tố 14 vụ với 42 bị can về hành bi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Đại tá Nguyễn Văn Quý, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết: Để cắt đứt được vòi bạch tuộc tin dụng đen cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp của nhân dân. Đặc biệt, cần phải có biện pháp xử lý mạnh, đủ sức răn đe và tuyên truyền giúp người dân tỉnh táo trong vay tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần cải tiến thủ tục vay đơn giản để người dân tiếp cận vốn chính thống dễ dàng.

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cải tiến thủ tục vay

Để ngăn chặn hoạt động tín dụng đen một cách hiệu quả, không chỉ pháp luật mạnh tay mà hệ thống các Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cần có những giải pháp thiết thực, chung tay xóa sổ tín dụng đen.

Thời gian qua, tại Gia Lai, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền xã, các tổ chức chính trị xã hội cho vay ủy thác, xây dựng vững chắc mạng lưới Tổ tiến kiệm và vay vốn trở thành cánh tay nối dài cho Ngân hàng CSXH.

Ngân hàng CSXH Đắk Lắk giải ngân vốn tại UBND xã
Ngân hàng CSXH Đắk Lắk giải ngân vốn tại UBND xã

Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3.305 Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, buôn và tổ chức giao dịch tại 220 điểm giao dịch tại xã, phường. Ngân hàng CSXH đang thực hiện đưa vốn tín dụng chính sách đến tận tay người được thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt; đảm bảo công khai, dân chủ, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần an sinh xã hội.

Ngoài ngân hàng chính sách, Ngân hàng nông nghiệp cũng triển khai hiệu quả nhiều giải pháp góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Tại Đắc Lăk, Ngân hàng Agribank Đắk Lắk cũng đang nỗ lực huy động và đầu tư một lượng vốn lớn cho thị trường nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho người dân có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, không phải đi vay các tổ chức tài chính bất hợp pháp. Đặc biệt, năm 2019 đến nay, Chi nhánh đã triển khai hiệu quả chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Đến nay, chi nhánh Agribank Đắk Lắk đã giải ngân 5.000 tỷ đồng cho cá nhân, hộ gia đình vay tiêu dùng, với hạn mức 30 triệu đồng. Đồng thời, rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay, ưu tiên xét duyệt nhanh hồ sơ vay trong ngày khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Qua tìm hiểu, một giải pháp mà các ngân hàng địa phương cũng đang nỗ lực triển khai là, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… để tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức về chương trình tín dụng tiêu dùng, tín dụng chính sách. 

Ông Vương Hồng Lĩnh, Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh Đắk Lắk cho biết:  hiện nay, Agribank chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; tăng cường công tác phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị như Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân… bằng nhiều hình thức để tuyên truyền, quảng bá chương trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình đến người dân; đặc biệt là bà con khu vực vùng sâu vùng xa, nơi người dân ít có điều kiện tiếp cận thông tin, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.


Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển