Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Tín dụng chính sách xã hội - Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Mai Hương - 00:27, 05/05/2023

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tham mưu cho các cấp chính quyền thực hiện hiệu quả Chương trình cho vay ưu đãi đối với các hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn và vùng DTTS và miền núi theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Nhờ các nguồn vốn ưu đãi, đã tạo đòn bẩy giúp đồng bào từng bước vươn lên, phát triển kinh tế, thoát nghèo để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH, gia đình chị Sần Thị Phấn ở bản Huổi Sen, xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH, gia đình chị Sần Thị Phấn ở bản Huổi Sen, xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nhiều ưu đãi cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã  có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Các chính sách đã phát huy hiệu quả và làm thay đổi toàn diện đời sống của đồng bào các DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có chính sách về tín dụng ưu đãi.

Chính sách tín dụng ưu đãi đã tác động đến hầu hết các mặt đời sống người nghèo, nhất là đồng bào DTTS. Hiện nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được “phủ sóng” đến 100% số xã, phường, thị trấn trên toàn quốc, trong đó tập trung ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hầu hết số hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng chính sách xã hội. Đặc biệt có hộ vay vốn từ 2 - 3 chương trình tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững.

Hiện nay, dư nợ tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt 114.622 tỷ đồng, chiếm 50,7% tổng dư nợ của NHCSXH Việt Nam, với gần 3,9 triệu món vay của trên 3,1 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Dư nợ bình quân một xã tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt 21,7 tỷ đồng.

Các chính sách đã tạo nền tảng, động lực giúp đồng bào DTTS thay đổi phương thức canh tác truyền thống, áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất; việc làm và thu nhập của đồng bào DTTS và miền núi ngày càng tăng lên. Kinh tế - xã hội từng vùng được thúc đẩy phát triển, kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện… Đây là những cơ sở để tăng cường tiềm lực an ninh quốc gia.

Nhờ 80 triệu đồng từ vốn vay NHCSXH huyện, anh Lương Văn Thái ở bản Vinh Tiến, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An) đầu tư phát triển trồng cây keo, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Nhờ 80 triệu đồng từ vốn vay NHCSXH huyện, anh Lương Văn Thái ở bản Vinh Tiến, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An) đầu tư phát triển trồng cây keo, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình

Luôn đồng hành cùng đồng bào DTTS và miền núi

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, trong đó tập trung ưu tiên đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện đảo, xã đảo, vùng bãi ngang ven biển. Qua đó, trên 42,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi với doanh số cho vay gần 830 nghìn tỷ đồng.

Từ một hộ điều kiện kinh tế khó khăn, nhờ phát huy tốt nguồn vốn vay của NHCSXH để phát triển mô hình trang trại trồng cây ăn quả các loại (bưởi da xanh, xoài, mít Thái) kết hợp với chăn nuôi trâu và lợn sinh sản, gia đình chị Sần Thị Phấn, ở bản Huổi Sen, xã Mường So (huyện Phong Thổ, Lai Châu) trở thành một trong những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của huyện. Năm 2020, gia đình chị vay 50 triệu đồng của NHCSXH huyện từ Chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để mua cây, con giống. Đến năm 2021, gia đình chị tiếp tục vay 50 triệu đồng từ Chương trình hỗ trợ tạo việc làm để mở rộng quy mô sản xuất, làm chuồng trại, đầu tư thêm máy xay xát phục vụ chăn nuôi. Nhờ nguồn vốn này mà gia đình chị đã trở thành hộ có kinh tế khá trong bản.

Chị Phấn chia sẻ, trừ chi phí mỗi năm gia đình có thu nhập trên 100 triệu đồng. Sau hơn một năm, gia đình đã trả được số tiền 50 triệu đồng vốn vay cho NHCSXH huyện mà còn dành dụm, tiết kiệm xây được một ngôi nhà khang trang, mua sắm tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.

Hay như gia đình anh Lương Văn Thái ở bản Vinh Tiến, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An). Đầu năm 2021 được vay vốn 80 triệu đồng từ Chương trình hộ nghèo để mua 3 con trâu về chăn nuôi. Tận dụng đồng cỏ quanh nhà, đàn trâu của gia đình anh Thái lớn nhanh, mỗi năm sinh sản thêm 3 con nghé. Hiện tại, đàn trâu của gia đình có 12 con. Từ tiền bán trâu hằng năm, gia đình anh lại đầu tư trồng thêm 3ha keo, 2ha cây quế, chăn nuôi dê, nuôi lợn, nuôi gà, hằng năm cho thu nhập trên 70 triệu đồng, cuộc sống gia đình ổn định, có của ăn của để. Cuối năm 2022 từ tiền giành dụm và được xóm bình xét vay vốn Chương trình dân tộc miền núi theo Nghị định 28/NĐ-CP từ NHCSXH huyện, gia đình anh đã làm được ngôi nhà khang trang. Gia đình anh là tấm gương sáng về làm kinh tế được Nhân dân trong vùng nể phục về ý chí vươn lên và học hỏi làm theo.

Đó là hai trong hàng ngàn hộ đồng bào DTTS được vay vốn từ NHCSXH, mang lại cơ hội cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống và từng bước thoát nghèo.

NHCSXH hiện có 168.624 Tổ tiết kiệm và vay vốn, phân bổ đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Hoạt động giao dịch tại 10.435 điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước được tổ chức nền nếp, hiệu quả với phương thức “giao dịch tại nhà; thu nợ, giải ngân tại xã”.

Thực tế, qua hơn 20 năm thực hiện tín dụng chính sách đối với khu vực miền núi và vùng đồng bào DTTS thực sự có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Đặc biệt, tín dụng chính sách đã tác động tích cực đến đời sống người DTTS, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Tin cùng chuyên mục
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.