Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Tín hiệu vui từ trồng mận Tả Van công nghệ cao

PV - 10:56, 03/12/2018

Hưởng ứng tham gia mô hình trồng mới và đốn tỉa cải tạo cây mận Tả Van, gia đình anh Vàng Seo Dìn, dân tộc Mông, ở thôn Sừ Mừn Khang, xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã xây dựng được mô hình trồng cây mận Tả Van theo công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế.

Trồng mận công nghệ cao

Qua giới thiệu của Hội Nông dân huyện Bắc Hà, mới đây, chúng tôi ngược ngàn lên thăm mô hình trồng cây mận Tả Van đặc sản công nghệ cao của gia đình anh Vàng Seo Dìn. Khu vườn đồi trồng mận được anh Dìn rào, giăng lưới thành khu riêng, tránh gia súc vào phá. Các cây được đốn tỉa, tạo tán, dưới gốc được vun đất, bón phân sau mùa thu hoạch. Trong câu chuyện anh Dìn chia sẻ chuyện trồng cây mận Tả Van công nghệ cao của gia đình.

Anh Vàng Seo Dìn giới thiệu cây mận Tả Van cũ đã được cải tạo theo Dự án. Anh Vàng Seo Dìn giới thiệu cây mận Tả Van cũ đã được cải tạo theo Dự án.

Từng làm cán cán bộ địa chính xã, xin nghỉ chế độ về nhà làm kinh tế, anh Vàng Seo Dìn ít nhiều có sự hiểu biết, kinh nghiệm, song cả nhà 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào cây ngô, cây lúa trồng trên nương, năng suất hạn chế. Cạnh đó, 50 cây mận địa phương trồng trong vườn không được chăm sóc, năm được, năm mất nên cuộc sống của gia đình anh vẫn vô cùng khó khăn.

Cơ hội đến với gia đình anh Dìn khi anh được lựa chọn tham gia 2 mô hình trồng mới và đốn tỉa cải tạo cây mận Tả Van tại xã Tả Van Chư và huyện Sa Pa, do Ban Quản lý Chương trình UN-REDD tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Nông nghiệp, Hội Nông dân tổ chức, từ đó giúp anh Dìn có thêm kiến thức, kinh nghiệm áp dụng vào sản xuất hiệu quả.

Cũng trong thời gian này, từ nguồn vốn đầu tư 450 triệu đồng của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, đầu tư phát triển cây ăn quả, trong thời gian 2 năm (2016 và 2017), xã Tả Van Chư phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện triển khai mô hình trồng mới 35ha cây mận Tả Van theo công nghệ cao, gia đình anh Dìn đã mạnh dạn đăng ký tham gia trồng 400 gốc mận Tả Van trên diện tích gần 2ha của gia đình.

Anh Vàng Seo Dìn chia sẻ: Với 50 cây mận cũ đã hơn chục năm tuổi, anh tiến hành cải tạo, đốn tỉa, cắt bỏ những cành cong, yếu, còi cọc... để lại cành to, khỏe, rồi tạo tán cho cây. Hiện nay, số cây này phát triển, cho năng suất, chất lượng và nguồn thu lớn. Với hơn 400 cây mận trồng mới theo dự án công nghệ cao, gia đình anh trồng đúng theo hướng dẫn về mật độ cây; một năm bón 5 lần phân kết hợp làm cỏ vun gốc, trong đó 3 lần chỉ bón phân chuồng, với lượng 1kg/cây; 2 lần sau bón phân chuồng kết hợp phân ka ly.

Đất không phụ người

Nhờ được chăm sóc, chăm bón theo đúng quy trình, áp dụng khoa học kỹ thuật, thời gian qua, cây mận đã mang lại cho gia đình anh Dìn nguồn thu nhập đáng kể. Năm 2018, cây mận Tả Van trồng theo mô hình công nghệ cao đã cho bói quả, thu được 150 kg, bán giá 50 ngàn đồng/kg, thu 7 triệu 500 ngàn đồng. Cùng với 50 cây mận cũ đã được cải tạo cho năng suất, chất lượng cao, bình quân mỗi vụ thu hoạch bán được 2,7 triệu đồng/cây. Thu hoạch cả vườn, anh Dìn thu trên 140 triệu đồng, trừ chi phí, gia đình lãi được 130 triệu đồng. Anh Dìn nhẩm tính, vào vụ thu hoạch năm 2019, vườn mận sẽ mang lại cho gia đình anh từ 200-300 triệu đồng.

Với thành công của mô hình này, Hội Nông dân huyện Bắc Hà và xã Tả Van Chư đã chọn địa điểm vườn mận nhà anh Dìn để tổ chức hội thảo, tọa đàm về mô hình trồng mận Tả Van theo công nghệ cao, nhân rộng cho nông dân trong vùng học tập, góp phần xóa nghèo bền vững.

TRÁNG XUÂN CƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất