Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Tinh tế nghề chạm bạc ở Cao nguyên đá

Lê Hải - 15:00, 21/12/2020

Người Mông ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, tạo ra những sản phẩm đặc trưng của dân tộc mình, trong đó nghề chạm, khắc bạc trang sức rất nổi tiếng và vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Xưởng chạm bạc của anh Đặng Văn Việt, ở thôn Thác Hùng, xã Cao Bồ (Vị Xuyên)
Xưởng chạm bạc của anh Đặng Văn Việt, ở thôn Thác Hùng, xã Cao Bồ (Vị Xuyên)

Hà Giang ngoài vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của Cao nguyên đá Đồng Văn, của những ruộng bậc thang vàng óng, còn là nơi chứa đựng nét văn hóa truyền thống độc đáo của 19 dân tộc anh em. Trong đó, vòng bạc là trang sức truyền thống không thể thiếu của các dân tộc Mông, Dao, Nùng, Pà Thẻn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y… Nghề chạm bạc ra đời gắn liền với bộ trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số sinh sống ở nơi đây.

Người dân chọn mua trang sức bạc tại hội chợ huyện Quản Bạ
Người dân chọn mua trang sức bạc tại hội chợ huyện Quản Bạ

Theo các già bản, không ai biết nghề chạm bạc có từ bao giờ, chỉ biết nghề này có từ lâu lắm rồi, phải có hơn 100 năm tuổi. Và chừng nào truyền thống của dân tộc còn được lưu giữ, bà con còn mặc trang phục truyền thống thì nghề chạm bạc sẽ không bao giờ bị mất đi.

Lò đun bạc hơn 100 tuổi của ông Mua Sè Sính ở thôn Lao Xa, xã Sủng Là (huyện Đồng Văn)
Lò đun bạc hơn 100 tuổi của ông Mua Sè Sính ở thôn Lao Xa, xã Sủng Là (huyện Đồng Văn)

Nghề chạm bạc có mặt ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh từ các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên đến Yên Minh, Đồng Văn. Ngày nay, nghề chạm bạc đã có nhiều thay đổi so với xưa nhờ sự hỗ trợ của các công cụ như: Lò nấu bạc bằng điện, máy cán, máy đánh bóng... khiến tốc độ làm ra một sản phẩm nhanh và đẹp mắt hơn.


Tinh tế nghề chạm bạc ở Cao nguyên đá 3

Trang sức bạc được dùng cho cả nam và nữ, nhưng bình thường bộ trang sức của người phụ nữ sẽ nhiều chi tiết hơn và được chế tác công phu hơn, gồm có: Vòng cổ, vòng tay, nhẫn, trâm cài tóc, dây áo, dây móc khóa, móc trầu... có giá trị khoảng từ 50 - 60 triệu đồng. Ngày nay, khi kinh tế phát triển hơn thì nghề chạm bạc cũng phát triển theo và ngày càng đông khách. Cùng với xu hướng phát triển du lịch, bên cạnh việc gìn giữ nghề truyền thống, chạm bạc đang được định hướng làm ra các sản phẩm lưu niệm để phục vụ du lịch.

Phụ nữ dân tộc Cờ Lao ở huyện Bắc Quang diện trang sức bạc trong dịp lễ, tết
Phụ nữ dân tộc Cờ Lao ở huyện Bắc Quang diện trang sức bạc trong dịp lễ, tết
Thiếu nữ người Dao ở huyện Quản Bạ diện trang sức bạc trong dịp lễ, tết
Thiếu nữ người Dao ở huyện Quản Bạ diện trang sức bạc trong dịp lễ, tết
Phụ nữ dân tộc Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn diện trang sức bạc cùng với bộ trang phục truyền thống
Phụ nữ dân tộc Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn diện trang sức bạc cùng với bộ trang phục truyền thống
Phụ nữ dân tộc Bố Y ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ) diện trang sức bạc trong Tết lúa mới
Phụ nữ dân tộc Bố Y ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ) diện trang sức bạc trong Tết lúa mới
Tin cùng chuyên mục
Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Từ 01/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 15 năm trở lên, thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài tiền lương hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.