Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Du lịch vùng cao ở Quảng Bình “khát” nguồn nhân lực

Phạm Tiến - 5 giờ trước

Những địa danh “Kỳ quan đệ nhất động”; “làng du lịch cộng đồng tốt nhất thế giới"..., đã giúp Quảng Bình định vị trên bản đồ du lịch thế giới. Tốc độ, quy mô ngành du lịch vùng cao Quảng Bình phát triển nhanh, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay của nhiều doanh nghiệp làm du lịch ở Quảng Bình là thiếu nguồn lao động

Hệ thống hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như “trái tim” của ngành du lịch của tỉnh Quảng Bình
Hệ thống hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như “trái tim” của ngành du lịch của tỉnh Quảng Bình

Du lịch vùng cao tăng mạnh

Chạy dọc theo dãy Trường Sơn hùng vỹ, miền tây Quảng Bình được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó, hệ thống hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như “trái tim” của ngành du lịch của tỉnh Quảng Bình.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2003. Trong đó,, hệ thống hang động huyền bí và hấp dẫn gồm 50 hang động có chiều dài trên 130km. Toàn bộ được chia thành ba hệ thống hang là: hang Vòm, hang Phong Nha và hang Rục Mòn. Trong đó, hang Sơn Đoòng nằm trong hệ thống hang Phong Nha được công nhận là hang động lớn nhất thế giới được phát hiện.

Cùng với cảnh sắc hùng vỹ, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, còn là nơi sinh sống của 2 dân tộc Bru Vân Kiều và dân tộc Chứt. Với 8 tộc người gồm Khùa, Ma Coong và Trĩ (Bru Vân Kiều) và Rục, Arem, Sách, Mày (Chứt), đã tạo nên một sắc thái văn hóa đậm đà. Tất cả những yếu tố đó, đã tạo ra một sức hút mãnh liệt đối với du khách trong nước và quốc tế. 

Vùng cao Quảng Bình còn sở hữu những sản phẩm du lịch mà không ở nơi nào có được. Những địa danh như thác Dương Cầm; Khu bảo tồn thiên nhiên Động Châu- Khe Nước Trong; suối Nước Moọc. Đặc biệt, mới đây làng du lịch Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) đã được vinh danh là Làng du lịch tốt nhất thế giới.

Khu du lịch Lèn Chùa Ecostay (Bố Trạch, Quảng Bình) nằm bên cạnh đường mòn Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn trong chuỗi các điểm du lịch vùng cao tỉnh Quảng Bình
Khu du lịch Lèn Chùa Ecostay (Bố Trạch, Quảng Bình) nằm bên cạnh đường mòn Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn trong chuỗi các điểm du lịch vùng cao tỉnh Quảng Bình

Những tiền năm đó đã được các địa phương và ngành du lịch Quảng Bình khai thác có hiệu quả trong nhiều năm qua. Nhờ đó, lượng khách đến tham quan nghỉ dưỡng và trải nghiệm ở vùng cao Quảng Bình không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2022 lượng khách đến du lịch tại Quảng Bình đạt gần 1. 785 nghìn lượt khách; đến năm 2024 con số này là 5,2 triệu lượt khách. Trong đó, phần lớn khách đến tham quan, trải nghiệm ở các điểm du lịch vùng cao như Phong Nha - Kẻ Bàng; Làng du lịch Tân Hóa; Động Châu- Khe Nước Trong… Qua đó, cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô của ngành du lịch vùng cao Quảng Bình.

“Khát” nguồn nhân lực làm du lịch

Quy mô và tốc độ phát triển du lịch ở vùng cao Quảng Bình đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng nguồn nhân lực phục vụ du lịch lại chưa phát triển kịp đã đẩy các doanh nghiệp du lịch vùng cao lâm vào cảnh “khát” nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Các doanh nghiệp du lịch vùng cao ở Quảng Bình lâm vào cảnh “khát” nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Các doanh nghiệp du lịch vùng cao ở Quảng Bình lâm vào cảnh “khát” nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch), trên địa bàn hiện có 120 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 1.210 phòng. Cùng với đó, ở thị trấn còn có 160 nhà hàng, quán ăn, dịch vụ cà phê, giải khát…phục vụ khách du lịch. Thế nhưng vào mùa du lịch cao điểm, tình trạng khan hiếm nhân lực diễn ra trên diện rộng. Để đáp ứng đủ yêu cầu phục vụ, nhiều cơ sở kinh doanh phải xoay xở đủ cách để có nhân lực duy trì hoạt động. 

Anh Mai Xuân Ngọc, quản lý khách sạn Phương Nam trên địa bàn thị trấn Phong Nha chia sẻ: “Cứ 1 lao động thì có đến 20 doanh nghiệp cần tuyển dụng. Nếu lao động đó biết giao tiếp tiếng Anh, con số này có thể lên đến 25 đơn vị sẵn sàng tuyển dụng. Nhưng tìm được người có kinh nghiệm, ngoại ngữ tốt, lại muốn làm việc lâu dài ở đây thực sự rất khó”.

Không riêng gì những đơn vị kinh doanh du lịch lớn, mà ngay cả những hộ gia đình có Homestay; Ecostay; nhà hàng quy mô nhỏ phục vụ khách du lịch cũng thiếu người làm trong mùa cao điểm. 

Ông Đinh Xuân Hậu, chủ Khu du lịch Lèn Chùa Ecostay (Bố Trạch), cho biết: Tình trạng khan hiếm nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch ở Phong Nha đã trở nên nghiêm trọng. Có những cơ sở treo biển tuyển dụng suốt 3 - 4 tháng nhưng vẫn không tìm được người làm việc.

Đi vào hoạt động từ tháng 8/2023, Khu nghỉ dưỡng Bang Onsen Spa & Resort (Lệ Thủy) hiện đang tạo việc làm cho gần 250 lao động, trong đó có gần 40 lao động là đồng bào Bru Vân Kiều. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, chủ đầu tư đã phải bố trí xe chở người lao động từ Lệ Thủy xuống Sunspa Resort (TP. Đồng Hới) để đào tạo, tập huấn nghiệp vụ du lịch. Thế nhưng khi đào tạo xong, để giữ chân được người lao động có chất lượng này gắn bó lâu dài với đơn vị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Ngành du lịch Quảng Bình và các đại phương tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ phục vụ khách du lịch
Ngành du lịch Quảng Bình và các địa phương tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ phục vụ khách du lịch

Để ngành du lịch thực sự trở thành “trụ đỡ” cho nền kinh tế vùng cao ở Quảng Bình, thiết nghĩ vấn đề nguồn nhân lực làm du lịch, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cần phải có chiến lược phát triển dài hơi. Ngành du lịch và chính quyền địa phương các huyện vùng cao cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực tại chỗ nhất là con em đồng bào các DTTS đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và có chuyên môn về du lịch. Bên cạnh đó, cần thường xuyên đào tạo thêm kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách quốc tế để nâng cao chất lượng phục vụ du khách. 

Một yếu tố quan trọng khác là, cần phát triển thêm các sản phẩm du lịch để đảm bảo ngành du lịch hoạt động đều các tháng trong năm, từ đó tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định nhằm giữ chân người lao động. Có như vậy bài toán "khát" nhân lực phục vụ du lịch ở vùng cao Quảng Bình mới từng bước được hóa giải.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Lợi ích “kép” từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng

Quảng Trị: Lợi ích “kép” từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng

Sau một thời gian trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ dưới tán rừng và cho hiệu quả kinh tế cao, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành quyết định số 2302/QĐ- UBND ngày 23/9/2024 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Thực hiện mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo lai và cà phê năm 2025”. Đến nay, mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng đang được nhân rộng ở các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Trị, góp phần giảm nghèo và mở ra cơ hội làm giàu cho người dân, trong đó chủ yếu là đồng bào Bru Vân Kiều.