Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nhịp cầu nhân ái

Tình thầy trò ở một Trung tâm giáo dục miền núi

Quỳnh Trâm - 10:15, 11/12/2019

Để giúp đỡ các em học sinh mồ côi, khuyết tật, gia đình quá khó khăn… được tiếp tục theo học, có được một tương lai tươi sáng, nhiều năm qua các thầy cô giáo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đều trích một phần lương của mình để mua gạo, đồ dùng và chi phí sinh hoạt cho các em suốt quá trình học tập.

Nhờ giúp đỡ của thầy cô ở Trung tâm, nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp tục đến trường học văn hóa, học nghề
Nhờ giúp đỡ của thầy cô ở Trung tâm, nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp tục đến trường học văn hóa, học nghề

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Lang Chánh hiện có 135 học sinh. Trong đó có 60 em ở lại bán trú vì nhà xa, đường sá đi lại khó khăn. Phần lớn 60 học sinh này đều có hoàn cảnh rất đáng thương, như: Mồ côi cả bố, mẹ, ở với ông, bà; mồ côi bố hoặc mẹ; một số em bị khuyết tật câm, điếc… Thế nhưng, các em không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp như học sinh cấp THPT khác. Nhiều em sau một thời gian học tại trường đã có ý định bỏ học vì khó khăn. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ, động viên của thầy cô giáo nơi đây, các em có thêm động lực tiếp tục theo học.

Trung tâm hiện có 13 cán bộ, giáo viên. Hằng ngày, các thầy cô phân công đi chợ mua thực phẩm. Trung tâm còn thành lập “Quỹ hỗ trợ học sinh nghèo” do thầy cô đóng góp. Từ nguồn quỹ này, những năm qua, nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được Trung tâm hỗ trợ toàn bộ tiền ăn, học. Nhờ đó mà những lớp học đã đông vui trở lại.

Thầy Lê Văn Nam, Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Lang Chánh cho biết, học sinh học ở Trung tâm vừa học văn hóa, vừa được học nghề do Trung tâm liên kết đào tạo. Hiện Trung tâm đang liên kết dạy các nghề như: Máy múc, kỹ thuật chế biến món ăn, may mặc… Các em học sinh sau 3 năm học tại Trung tâm vừa có bằng tốt nghiệp THPT vừa có bằng trung cấp nghề, có thể đi làm kiếm sống.

Theo thầy Nam, ngoài sự hỗ trợ của các thầy cô trong Trung tâm, Ban Giám đốc Trung tâm còn kêu gọi các tổ chức, cá nhân từ thiện hỗ trợ các em học sinh khó khăn, đặc biệt là các dịp lễ tết, nhằm động viên các em nỗ lực vươn lên trong học tập. 

Tin cùng chuyên mục
Trao tặng áo ấm cho 1.000 học sinh vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Trao tặng áo ấm cho 1.000 học sinh vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Với mong muốn hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào các dân tộc thiểu số có áo ấm trong mùa đông năm nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên vừa quyết định trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại ba trường trong địa bàn hai huyện: Mường Chà và Mường Ảng, thuộc tỉnh Điện Biên.