Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lớp học miễn phí của cô Mlê

Thùy Dung - Lê Hường - 16:33, 26/11/2019

Với mong ước giúp các em đọc thông, viết thạo và một phần để thỏa đam mê đứng lớp của một cô sinh viên sư phạm “lỡ hẹn” với bục giảng, nhiều năm qua, cô Mlê đã mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em làng Wâu, xã Chư Á, TP. Pleiku (Gia Lai).


Lớp học đơn sơ của cô Mlê.
Lớp học đơn sơ của cô Mlê.

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Gia Lai nhưng không bén duyên với bục giảng, cô Mlê được nhận công tác tại UBND xã Chư Á. Với mong muốn giúp trẻ em trong làng tiếp cận tri thức tốt và cũng để thỏa lòng đam mê nghề giáo, cô gái Ba Na bàn với chồng, mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em làng Wâu. Năm 2016, lớp học miễn phí của cô Mlê chính thức hoạt động.

Những ngày đầu mở lớp, vợ chồng cô Mlê đều phải đi vận động cha mẹ cho các con đi học thêm. “Đồng bào ở đây chưa biết được lợi ích của việc học chữ, nên dạy miễn phí chưa chắc người ta đã cho con đi học. Vợ chồng tôi thường xuyên xuống nhà tâm tình với cha mẹ các em để họ cho con đến lớp học. Nhờ sự kiên trì đi vận động, nay lớp học đã có 40 em”, cô Mlê bộc bạch.

Ngoài công việc chính là cán bộ Hội Phụ nữ xã Chư Á, hầu hết thời gian còn lại cô Mlê đều dành cho lớp học. Hôm nào vợ bận thì anh A Trăng - chồng cô sẽ thay vợ đứng lớp. Cứ thế, hơn 3 năm qua, ngày 2 buổi, dù nắng hay mưa, lớp học của cô Mlê vẫn rộn rã tiếng học sinh. Thời gian còn lại, anh chị tập trung trồng rau sạch để phát triển kinh tế gia đình, cho con đi học và duy trì lớp học này.

Chị H’Lam (phụ huynh của em Mi Canh) chia sẻ: Được sự vận động của cô Mlê, mà mình hiểu được cái lợi ích của việc học cái chữ. Vì thế, mấy năm qua mình vẫn động viên con để con đến lớp học của cô Mlê để cô kèm cặp. Cô Mlê dạy miễn phí cho bà con mình, nên bà con thương lắm. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.