Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Tổ chức “Ngày hội gia đình” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

T.Hợp - 09:16, 02/06/2021

Từ ngày 01-30/6/2021, tại Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với chủ đề “Ngày hội gia đình” nhân tháng chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2021). Quy mô và chương trình tùy theo diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Gia đình hạnh phúc là cộng đồng của sự trách nhiệm và yêu thương từ các thành viên trong mái nhà chung. Ảnh: Minh họa
Gia đình hạnh phúc là cộng đồng của sự trách nhiệm và yêu thương từ các thành viên trong mái nhà chung. Ảnh: Minh họa

Với chủ đề “Truyền thống gia đình trong cộng đồng các dân tộc tại Ngôi nhà chung”, chương trình “Ngày hội gia đình” sẽ tùy theo diễn biến của dịch bệnh Covid-19 mà thực hiện theo một trong hai phương án sau:

Trong khoảng thời gian tháng 6 nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp thì thực hiện các hoạt động trong nhóm đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng, hạn chế tập trung đông người, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng tăng cường công tác tuyên truyền và phòng, chống dịch Covid-19; Tái hiện cuộc sống hằng ngày, tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm các gia đình; giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc gắn với không gian sống và chủ thể văn hóa tại mỗi ngôi làng có đồng bào sinh sống; Tăng cường chăm sóc cảnh quan trồng các loại cây rau theo mùa vụ phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, nuôi gà, lợn… theo điều kiện thực tế của mỗi làng; Tổ chức các trò chơi dân gian như: nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu Kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Nếu thời điểm tháng 6/2021 có thông báo dịch Covid-19 được kiểm soát thì thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch. Đó là: Tổ chức hoạt động chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc” với Chương trình “Trò chơi dân gian - Tuổi thơ tôi”; Cùng nhau trải nghiệm các hoạt động làm người nông dân với đồng bào các dân tộc tại Làng như làm vườn, hái rau, nhổ cỏ; tìm hiểu về các loại cây đặc trưng theo vùng miền của các cộng đồng dân tộc qua lời kể của đồng bào khi cùng trải nghiệm; Cùng nhau tết các con vật bằng lá cây gắn với các trò chơi của các bạn nhỏ như làm con trâu bằng lá mít, cùng nhau chơi trò chơi đá cỏ gà, cùng nhau tìm cây xấu hổ và kể cho nhau nghe câu chuyện sự tích về nó; Tái hiện một không gian dành cho tuổi thơ với các trò chơi dân gian và hoạt động trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống. Trải nghiệm “Một ngày làm nghệ nhân”…

Ngoài ra sẽ có Chương trình giao lưu chào mừng “Ngày gia đình Việt Nam” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung” với chủ đề năm 2021 “Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc”; Giới thiệu vẻ đẹp trong trang phục truyền thống của người phụ nữ trong gia đình cùng nét đẹp trong nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Trong dịp này, lễ cưới truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum sẽ được tái hiện. Phong tục cưới xin của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng còn nhiều nét nguyên sơ, giàu tính nhân văn và mang đậm nét đẹp tộc người. Hôn nhân của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng là tự nguyện, với nét độc đáo nằm ở lễ vật dẫn cưới là những bó củi hứa hôn. Sau phần tái hiện nghi thức cưới truyền thống của người Giẻ Triêng là các hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống, như múa xoang, cồng chiêng và thưởng thức ẩm thực.

Các hoạt động với sự tham gia của hơn 100 người thuộc 13 dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa là Tày, Nùng, Dao, Mông, Khơ Mú, Mường, Thái, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Ê-Đê, Khmer và các nghệ nhân đồng bào Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum./.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.